Lãi suất tiết kiệm tăng cao, người dân đổ xô gửi tiết kiệm

Chủ nhật, 07/08/2022 | 15:32 Theo dõi CFĐT trên

Theo dự báo, lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng khoảng 1 - 2%/năm trong cả năm nay, và các tổ chức tín dụng kỳ vọng huy động vốn toàn hệ thống tăng bình quân 11,5% trong năm 2022.

Chị Hồng Minh, sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, 2 năm dịch bệnh, lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng giảm mạnh, chị phần tiền nhàn rỗi không dùng đến gửi ngân hàng để đầu tư vào chứng khoán, cũng thu về được khoản lợi kha khá. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường chứng khoán đang lao dốc, trong khi lãi suất tiền gửi lại tăng, nên chị quyết định gửi vào ngân hàng.

Theo khảo sát của phóng viên, mặt bằng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đồng loạt tăng ở các kỳ hạn. Cùng kỳ hạn 12 tháng, có ngân hàng là 5,6%/năm, nhưng có ngân hàng lại huy động với lãi suất lên tới 7,3%/năm. Trong đó, biểu lãi suất tiết kiệm tại VPBank vừa điều chỉnh tăng ở nhiều kỳ hạn với mức tăng từ 0,1-0,5%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6-11 tháng tại ngân hàng này tăng 0,4%/năm so với trước, dao động từ 5,2-6,2%/năm.

Mặc dù không thay đổi lãi suất so với tháng trước, nhưng biểu lãi suất huy động tại ngân hàng SCB vẫn được xem là hấp dẫn nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Kỳ hạn từ 1-5 tháng được SCB công bố ở mức 4%/năm, kỳ hạn 6 tháng có mức lãi suất là 6%/năm. Đối với kỳ hạn từ 7-11 tháng, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất dao động từ 6,3-6,7%/năm.

Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng đang ở mức hấp dẫn, trong khi các kênh đầu tư khác lại đang trong giai đoạn điều chỉnh, nhiều người dân đã quay lại kênh gửi tiết kiệm ngân hàng.

"Đối với bản thân tôi thì tôi sẽ sử dụng số tiền, số vốn của mình để gửi tiết kiệm ngân hàng. Thứ nhất là rất an toàn, tiếp theo là mức lãi suất ở thời điểm hiện tại là chấp nhận được so với việc sử dụng số vốn đó để đi đầu tư vào thị trường chứng khoán hay hoạt động kinh doanh khác bởi vì vốn của mình ít thế nên đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác lãi suất cũng không cao mà lại tiềm ẩn nhiều rủi ro" - anh Bùi Tiến, sống tại Long Biên, Hà Nội chia sẻ.


Cũng có một số ý kiến lại cho rằng lãi suất ngân hàng vẫn chưa đủ hấp dẫn bằng các kênh đầu tư khác. Chị Mai Trang, sống tại Ba Vì, Hà Nội thì cho rằng: "Trước đây thì mình có gửi nhưng bây giờ thì mình không gửi nữa rồi, thấy gửi tiết kiệm lãi suất thấp. So với các kênh đầu tư khác thì mình đang đầu tư vào bất động sản. Bất động sản thì mình cảm thấy an toàn và chắc chắn, mình có thể mua một mảnh đất rồi để đấy một vài năm cũng được, nếu cảm thấy hợp lý giá mình sẽ bán còn không mình để vài năm không vấn đề gì cả".

Cũng từ đầu tháng 8/2022, các ngân hàng chính thức triển khai cho khách hàng rút tiền gửi một phần trước hạn theo Thông tư số 04/2022 của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, khách hàng có nhu cầu về tài chính, rút trước hạn một phần tiền gửi, các ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của ngân hàng. Số tiền còn lại, sẽ áp dụng mức lãi suất có kỳ hạn như thỏa thuận tại ngày gửi tiền. Quy định này được đánh giá sẽ góp phần thu hút tiền nhàn rỗi từ dân cư chuyển sang gửi tiết kiệm ngân hàng.

Theo các chuyên gia kinh tế, động thái tăng lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng trong giai đoạn này là dễ hiểu khi nhu cầu vay vốn đang tăng cao. 6 tháng đầu năm, tín dụng tăng 9,35% so với cuối năm 2021 – đây là mức tăng 6 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 10 năm qua. Con số này phản ánh nhu cầu về vốn đang tăng mạnh trở lại để phục vụ sản xuất kinh doanh sau thời gian dài đình trệ vì dịch bệnh, đồng thời cũng lý giải phần nào cho áp lực thanh khoản kể trên, đẩy lãi suất liên ngân hàng và lãi suất huy động liên tiếp nhích tăng.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng lãi suất huy động có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay: "Lãi suất huy động đầu vào sẽ tiếp tục gia tăng ở một số thời điểm do áp lực lạm phát, do người dân vẫn muốn chuyển dịch kênh đầu tư, do đó chúng ta phải tăng lãi suất huy động để thu hút dòng vốn tiền gửi từ dân cư và kể cả doanh nghiệp".

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 5/2022, tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đạt hơn 11,37 triệu tỷ đồng, tăng hơn 430.000 tỷ đồng (tăng 3,93%) so với cuối năm ngoái. Gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn đang thu hút dòng tiền nhàn rỗi của người dân trong bối cảnh kênh đầu tư như chứng khoán trồi sụt bất thường, còn thanh khoản trên thị trường bất động sản lại quá trầm lắng.

Theo VOV
Theo VnMedia.vn Copy
CTCK VDSC: Áp lực lạm phát giảm, triển vọng thị trường lạc quan

CTCK VDSC: Áp lực lạm phát giảm, triển vọng thị trường lạc quan

Theo nhận định của CTCK Rồng Việt (VDSC), khả năng hạ nhiệt của lạm phát toàn cầu sẽ hỗ trợ chỉ số VN-Index trong tháng 8, qua đó giới đầu có thể giải ngân trở lại một phần danh mục cho chiến lược ngắn hạn.
Phố Wall trái chiều, thị trường lao động vượt dự đoán

Phố Wall trái chiều, thị trường lao động vượt dự đoán

Thị trường Phố Wall dao động trong phiên cuối tuần sau khi dữ liệu về báo cáo việc làm tháng 7 tại Mỹ tốt hơn so với dự đoán.
Tháng 7, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên sàn HOSE hơn 332 tỷ đồng

Tháng 7, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên sàn HOSE hơn 332 tỷ đồng

Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7/2022, chỉ số VNIndex đạt 1.206,33 điểm, tăng 0,73% so với tháng 6 và giảm 19,49% so với cuối năm 2021.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 8/8: Thanh khoản thoát đáy đang là điểm tựa

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 8/8: Thanh khoản thoát đáy đang là điểm tựa

Về kỹ thuật, vùng cản 1.250 - 1.262 điểm tiếp tục là thử thách cho chỉ số VN-Index trong tuần tới, nếu thanh khoản tiếp tục được duy trì ở vùng 13.500 - 15.000 tỷ đồng/phiên các nhịp rung lắc sẽ không đáng ngại.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 8/8: VND, VPB, STK

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 8/8: VND, VPB, STK

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 8/8, bao gồm: VND, VPB, STK.
Nguồn cung hàng hóa thiết yếu luôn được bảo đảm

Nguồn cung hàng hóa thiết yếu luôn được bảo đảm

Theo Bộ Công Thương, thị trường hàng hóa tháng 7 không có biến động lớn, đây là tháng cao điểm của mùa hè nên nhu cầu đối với các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng tăng cao. Nguồn cung các mặt hàng, nhất là các hàng hóa thiết yếu luôn được bảo đảm.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp