Sự sụt giảm đặt ra một thách thức lớn đối với nỗ lực của Thủ tướng Fumio Kishida trong việc thực hiện chiến lược “chủ nghĩa tư bản mới”.
Sự sụt giảm đặt ra một thách thức lớn đối với nỗ lực của Thủ tướng Fumio Kishida trong việc thực hiện chiến lược “chủ nghĩa tư bản mới”.
Nền kinh tế Nhật Bản quý I/2022 ghi nhận tăng trưởng âm trong bối cảnh các quy định phòng, chống dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến các lĩnh vực dịch vụ cũng như giá hàng hóa tăng cao đã tạo ra nhiều áp lực tăng trưởng mới. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự sụt giảm mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Cụ thể, GDP nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới giảm 1% trong quý I/2022 so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn dự báo giảm 1,8% của nhiều chuyên gia kinh tế. So với quý IV/2021, GDP của nước này giảm 0,2%.
Dữ liệu tăng trưởng mới được công bố buộc Thủ tướng Kishida phải cân nhắc khả năng gia tăng các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, bên cạnh dự thảo ngân sách bổ sung trị giá 20,86 tỷ USD vừa được thông qua trong ngày 17/5 hôm qua.
Xem thêm: Nhật Bản cấm đầu tư mới vào Nga, phong tỏa tài sản của hai ngân hàng
Hiroshi Shiraishi - nhà kinh tế cấp cao tại BNP Paribas Securities cho hay: “Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản sẽ trở lại trong những quý tới”. Đồng quan điểm trên, nhiều nhà phân tích cũng đặt kỳ vọng lớn về sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau khi các quy định phòng, chống dịch Covid-19 được nới lỏng.
Tuy nhiên, cũng có không ít người hoài nghi về đà phục hồi nhanh của Nhật Bản trong bối cảnh giá năng lượng và lương thực tăng cao và đồng yên yếu.
Ông Hiroshi Shiraishi chia sẻ thêm: “Fed tăng lãi suất mạnh tay, Trung Quốc phong tỏa nhiều thành phố lớn và cuộc xung đột Nga - Ukraine đã tác động tiêu cực đến nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản. Đồng thời, thu nhập thực tế của doanh nghiệp và các hộ gia đình đều sụt giảm do điều kiện lĩnh vực thương mại ngày càng hạn chế, cản trở sự hồi phục nhu cầu nội địa”.
Xem thêm: Nhật Bản tìm kiếm nguồn cung năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga