Trên thực tế, Mỹ có thể chưa rơi vào tình trạng suy thoái nhưng có nhiều dấu hiệu chứng minh rằng nguy cơ này đang rất cận kề.
Trên thực tế, Mỹ có thể chưa rơi vào tình trạng suy thoái nhưng có nhiều dấu hiệu chứng minh rằng nguy cơ này đang rất cận kề.
Lạm phát đã leo thang, đạt đỉnh mới trong vòng 40 năm qua và công cụ để Fed khống chế tình trạng lạm phát chính là tiếp tục nâng lãi suất lên mức cao hơn. Điều này thường khiến chi phí vay trở nên đắt đỏ hơn và làm nền kinh tế chững lại theo cách có chủ đích.
Tuy nhiên, vấn đề xảy ra ở đây là Fed đã “chậm chân” trong việc tăng lãi suất khi tình trạng này là nỗi lo thường trực trong suốt năm 2021; thế nhưng, nhưng cơ quan này mới chỉ bắt đầu tiến hành tăng lãi suất hồi tháng 3/2022.
Chính vì vậy, Fed cần “chạy đua” để bắt kịp tình hình hiện hiện và cần mạnh tay hơn trong việc kéo mức lãi suất lên cao.
Thông tin thêm, đầu tháng 5, Fed đã tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, đánh dấu lần tăng lãi suất lớn nhất trong vòng 22 năm qua.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, trong tháng này, họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm vào mỗi cuộc họp chính sách cho đến khi lạm phát được kiểm soát và tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm trong một thời gian nữa.
Fed tin rằng họ có thể tăng lãi suất mà không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái. Thế nhưng, từ kinh nghiệm quá khứ cho thấy, không phải lúc nào Fed cũng có thể đưa nền kinh tế “hạ cánh mềm”; đồng thời, nhiều ngân hàng Phố Wall tin rằng Fed sẽ gây ra một cuộc suy thoái trong tương lai.
Nỗi sợ hãi tột độ là tâm lý chủ yếu trên Phố Wall trong năm nay. Chỉ số tâm lý người tiêu dùng tháng 5 rơi xuống mức thấp nhất trong 11 năm.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã mất gần 20% giá trị và đang xuống gần sát thị trường gấu sau khi lập đỉnh lịch sử hồi đầu tháng 1/2022. Bên cạnh đó, Nasdaq đã rơi vào thị trường gấu và hơn 7.000 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi thị trường trong năm nay.
Đây là tin xấu cho nhiều nhà đầu tư, những người dựa vào chứng khoán để kiếm thu nhập, bao gồm các day trader đã tin tưởng vào đà tăng gần như đi theo đường thẳng của thị trường trong thập kỷ qua. Thị trường lao dốc cũng không phải tin tốt đối với người tiêu dùng.
Đáng chú ý, trái ngược với tâm lý sợ hãi chung của toàn thị trường, một bộ phận nhỏ người Mỹ vẫn tích cực đầu tư vào chứng khoán. Tuy nhiên, khi nhận thấy xu hướng lao dốc của thị trường, họ thường có xu hướng hạn chế chi tiêu.
Điều này có thể là một tin xấu đối với nền kinh tế Mỹ vì chi tiêu của người tiêu dùng tại quốc gia này chiếm hơn 2/3 GDP.
Xem thêm: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Mỹ quý I/2022 bị kìm hãm
Khi các nhà đầu tư không quá quan tâm đến cổ phiếu, họ thường chuyển sang trái phiếu nhưng không phải lúc này bởi thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ cũng đang bị bán tháo.
Lợi suất thường đi lên cùng với lãi suất của Fed. Chi phí đi vay tăng khiến giá trị trái phiếu giảm khi đáo hạn, do đó lợi suất tăng giúp bù đắp tổn thất và khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư. Trái phiếu cũng bị bán tháo khi Fed quyết định giảm bớt lượng trái phiếu Kho bạc khổng lồ mà cơ quan này mua vào kể từ đại dịch để hỗ trợ nền kinh tế.
Trong khi trái phiếu bị bán tháo và nhà đầu tư ngày càng lo sợ về triển vọng kinh tế, chênh lệch giữa lợi suất kỳ hạn 10 năm và kỳ hạn 2 năm bị thu hẹp. Điển hình như hồi tháng 3, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm có lúc đã vượt lên trên kỳ hạn 10 năm và sự kiện này xảy ra lần đầu tiên kể từ tháng 9/2019.
Theo Fed có chi nhánh tại San Francisco, sự đảo ngược đường cong lợi suất như vậy luôn là báo hiệu cho một cuộc suy thoái kể từ năm 1995, chỉ trừ duy nhất một lần là “báo động giả”.
Tất cả các sự kiện nêu trên đều có mối liên kết với nhau. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhắm vào Ukraine tiếp tục cắt đứt chuỗi cung ứng và khiến giá năng lượng tăng vọt. Trung Quốc tiếp tục phong tỏa một số thành phố lớn bởi số ca nhiễm Covid-19 vẫn còn cao.
Không những thế, một loạt lệnh trừng phạt của các nước phương Tây nhắm vào Nga cũng khiến một số quốc gia “ngoài cuộc” bị ảnh hưởng đáng kể, kinh tế Trung Quốc rơi vào trạng thái lao đao khi công nhân không được đến văn phòng nhằm tuân thủ chính sách “zero-COVID”,...
Mọi sự kiện trên đều có những tác động tiêu cực một cách đáng kể đến Mỹ, gây tổn hại cho quốc gia này vào một thời điểm không thể tồi tệ hơn.
Xem thêm: Bài toán khó với kinh tế Mỹ khi lạm phát lên mức cao nhất 40 năm