IMF: Fed tăng lãi suất sẽ làm chậm đà phục hồi của châu Á

Thứ sáu, 28/01/2022 | 20:36 Theo dõi CFĐT trên

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), động thái tăng lãi suất và thắt chặt chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cản trở sự phục hồi kinh tế ở châu Á.

IMF
IMF

Fed thắt chặt chính sách tiền tệ làm chậm sự phục hồi ở châu Á

Changyong Rhee, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại IMF nói rằng lần này thặng dư tài khoản vãng lai và mức dự trữ cao hơn nhiều so với đợt "taper tantrum" - cụm từ giới chức Fed dùng để mô tả kế hoạch giảm lượng trái phiếu mua vào một cách từ từ trong quãng thời gian dài hồi năm 2013. Nhưng ông cảnh báo rằng gánh nặng nợ lớn hơn là rắc rối cho khu vực.

Changyong Rhee nhận định: "Nhìn chung, khối nợ đã tăng lên đáng kể sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vào khoảng năm 2007, châu Á chiếm khoảng 27% tổng số nợ toàn cầu. Năm 2021, châu Á chiếm gần 40%".

Năm 2013, Fed gây ra đợt "taper tantrum" khi bắt đầu cắt giảm chương trình mua tài sản. Nhà đầu tư hoảng sợ và bán tháo trái phiếu, khiến lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng vọt.

Kết quả là thị trường mới nổi ở châu Á phải chịu cảnh dòng vốn tháo chạy nặng nề và giảm giá tiền tệ, buộc các ngân hàng trung ương trong khu vực tăng lãi suất để bảo vệ tài khoản vốn.

Lần nay, việc Fed tăng lãi suất "có thể không gây ra cú sốc lớn đến thị trường tài chính, nhưng chắc chắn có khả năng làm chậm lại cuộc phục hồi và tăng trưởng của châu Á".

Trong buổi họp báo sau khi kết thúc cuộc họp chính sách hai ngày 25 - 26/1, Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã sẵn sàng tăng lãi suất vào tháng 3 và không loại trừ khả năng thực hiện động thái tương tự tại các cuộc họp hàng tháng để kiềm chế lạm phát.

Xem thêm: 3 rủi ro chính mà kinh tế châu Á phải đối mặt trong năm 2022

Nhiệm vụ khó khăn của châu Á

Nhiệm vụ khó khăn của châu Á
Nhiệm vụ khó khăn của châu Á

Theo Rhee, các chính phủ châu Á có thể cần chuẩn bị để đẩy nhanh bình thường hóa chính sách sau khi Fed hành động để kiểm soát áp lực giá cả.

"Tình hình ở các nước châu Á khác nhau rõ rệt. Ở Singapore, Hàn Quốc và một vài nước châu Á, lạm phát đã tăng lên và khoảng cách sản lượng (output gap) thu hẹp. Do đó các ngân hàng trung ương phải hành động nhanh như Singapore". Hôm 25/1, ngân hàng trung ương Singapore đã quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ do lo ngại lạm phát.

Xem thêm: Năm 2022, Việt Nam và Indonesia sẽ dẫn đầu 'sóng' lạm phát tại châu Á?

Khoảng cách sản lượng (hay khoảng trống đầu ra) đo lường sự khác biệt giữa sản lượng thực tế và tiềm năng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất được, biểu diễn bằng tỷ lệ % GDP.

Tuy nhiên, Rhee lưu ý rằng vẫn có các nước châu Á khác với khoảng trống đầu ra tương đối lớn vì bị cản trở bởi làn sóng Delta năm ngoái, và điều này cản trở phục hồi kinh tế.

"Lãi suất cao ở Mỹ sẽ bắt những nước này phản ứng với chính sách tiền tệ. Vì vậy, những nước đó phải hành động cực kỳ khéo léo vào lúc này".

Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc

Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc
Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc

Hôm 26/1, IMF hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu cả năm 2022 do lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát cao. IMF dự kiến tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ suy yếu từ 5,9% trong 2021 còn 4,4% trong 2022 – tương ứng mức giảm 0,5 điểm % so với ước tính trước.

Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 4,8% - thấp hơn hẳn kỳ vọng trước đó là 5,6%.

Gần đây IMF nhận xét rằng chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc có vẻ là "gánh nặng", cản trở sự phục hồi kinh tế của cả nước này lẫn thế giới.

Xem thêm: ‘Zero-Covid’ tại Trung Quốc thời Omicron gây thách thức lớn hơn cho chuỗi cung ứng

Rhee lưu ý rằng việc Trung Quốc có đạt được tốc độ tăng trưởng 4,8% hay không phụ thuộc vào hai điều. "Một là diễn biến của biến thể Omicron và tương lai đại dịch", điều rất khó dự đoán.

"Tôi nghĩ Trung Quốc vẫn còn dư địa để sử dụng thêm nguồn lực tài khóa. Trung Quốc sử dụng nguồn lực tài khóa nhiều đến đâu sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng của nước này", ông nói thêm.

T.T (Theo CNBC)
Theo VnMedia.vn Copy
Tỷ giá trung tâm tăng mạnh

Tỷ giá trung tâm tăng mạnh

Sáng nay (28/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và USD ở mức 23.099 đồng/USD, tăng 29 đồng so với hôm qua (27/1).
Vạn Phát Hưng bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin

Vạn Phát Hưng bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng (mã chứng khoán: VPH) do vi phạm công bố thông tin.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 28/1

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 28/1

Cafedautu.vn sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 28/1 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Bộ Xây dựng mới có công văn 261/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Chứng khoán phiên cuối năm, Vn-Index bật tăng mạnh

Chứng khoán phiên cuối năm, Vn-Index bật tăng mạnh

Chốt phiên làm việc hôm nay (28/1), thị trường chứng khoán đồng loạt tăng điểm nhờ sự hỗ trợ tích cực của nhóm bluechips và ngân hàng. Trong đó, chỉ số Vn-Index cộng thêm hơn 8 điểm, còn HNX-Index cũng tăng hơn 5 điểm.
Tesla đạt lợi nhuận kỷ lục bất chấp thách thức về chuỗi cung ứng

Tesla đạt lợi nhuận kỷ lục bất chấp thách thức về chuỗi cung ứng

Mặc các vấn đề về chuỗi cung ứng, Tesla vừa báo cáo mức lợi nhuận quý 4/2021 cao hơn gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, dễ dàng vượt qua dự đoán trước đó của Phố Wall.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp