Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, cuộc khủng hoảng về nguồn cung dầu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua đang có dấu hiệu giảm bớt khi các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga ảnh hưởng đến sản lượng dầu ít hơn dự kiến.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, cuộc khủng hoảng về nguồn cung dầu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua đang có dấu hiệu giảm bớt khi các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga ảnh hưởng đến sản lượng dầu ít hơn dự kiến.
Trong báo cáo mới đây nhất, IEA cho biết đã hạ dự báo về nhu cầu dầu cho năm nay và năm sau. Giá dầu đạt mức cao lịch sử không những gây khó chịu cho người tiêu dùng, tồi tệ thêm tình trạng lạm phát mà còn làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như nhu cầu tiêu thụ.
Ngoài ra, các quốc gia như Mỹ và Canada đang dẫn đầu trong việc gia tăng sản lượng dầu trên toàn cầu. Song song đó, các biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga ít ảnh hưởng đến sản lượng hơn dự kiến ban đầu.
Chính vì hai động thái trên, giá dầu vốn vượt ngưỡng 120 USD/thùng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine nay đã giảm mạnh trong tháng 6 vừa qua.
Xem thêm: IEA: Châu Âu cần chuẩn bị cho tình huống Nga "khóa van" hoàn toàn khí đốt
Trước đó, các nước sản xuất dầu lớn đều chậm chạp trong việc tăng sản lượng cũng như tốc độ phục hồi nhu cầu toàn cầu. Các biện pháp trừng phạt của phương tây nhắm vào Nga đã cắt đứt hàng triệu thùng dầu từ một trong những quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, OPEC đã phải vật lộn để đạt được các mục tiêu nhằm nâng dần sản lượng. Đáng chú ý, các nhà phân tích cho biết rằng các thành viên của OPEC sắp bơm dầu ở công suất tối đa.
Hơn nữa, IEA cho biết giá dầu nhảy vọt đã bắt đầu ngăn cản nhu cầu đối với dầu thô. Cơ quan này đã cắt giảm dự báo nhu cầu trong năm nay xuống 240.000 thùng/ngày từ mức 99,2 triệu thùng/ngày. Đối với 2023, nhu cầu tiêu thụ cũng sẽ xuống ngưỡng 280.000 thùng/ngày, giảm mạnh so với dự báo trước đó là 101,3 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, IEA kỳ vọng tác động lên sức tiêu thụ sẽ ở mức khiêm tốn vì sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc đã giúp bù đắp nhu cầu dầu bị mất ở những nơi khác trên thế giới.
Xem thêm: IEA: Doanh thu dầu Nga tăng 50% tính từ đầu năm cho đến nay