Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước CPTPP đều tăng khá

Thứ năm, 14/07/2022 | 06:47 Theo dõi CFĐT trên

Theo Bộ Công Thương, trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đạt khoảng 19,5 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 21,3 tỷ USD.

Cũng theo Bộ Công Thương, trong 5 tháng năm 2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cao nhất trong các nước thành viên CPTPP, với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 9,3 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số đối tác truyền thống khác cụ thể như sau: xuất khẩu sang Malaysia đạt khoảng 2,4 tỷ USD, xuất khẩu sang Australia đạt khoảng 2,3 tỷ USD, xuất khẩu sang Singapore đạt khoảng 1,9 tỷ USD.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước thành viên chưa có FTA trước đó cũng đạt những kết quả tích cực như xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đạt khoảng 2,6 tỷ USD, sang Mexico đạt khoảng 1,9 tỷ USD, sang Peru đạt khoảng 247 triệu USD.

Một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP là hàng dệt, may; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ từng khác; phương tiện vận tải và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện;...

Về nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt khoảng 9,8 tỷ USD, cũng đạt mức cao nhất trong các nước thành viên CPTPP. Đứng ở vị trí tiếp theo là nhập khẩu từ Malaysia đạt khoảng 4 tỷ USD, từ Australia đạt khoảng 3,8 tỷ USD, từ Singapore đạt khoảng 2 tỷ USD.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang một số nước thành viên chưa có FTA cụ thể như nhập khẩu của Việt Nam sang Canada đạt khoảng 258,1 triệu USD, sang Mexico đạt khoảng 352,4 triệu USD, sang Peru đạt 20,8 triệu USD.

Một số mặt mặt hàng nhập khẩu tiêu biểu của Việt Nam từ các nước thành viên CPTPP là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ từng khác; than các loại; xăng dầu các loại.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027. Trong đó, dự thảo quy định rõ về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất cho giai đoạn 2022-2027, áp dụng đối với 603 dòng thuế. Thuế suất trung bình thuế xuất khẩu ưu đãi năm 2022 là 8,3%; năm 2023 là 7,9%; năm 2024 là 7,4%; năm 2025 là 7%; năm 2026 là 6,6%; năm 2027 là 3,6%. Thuế suất ban hành trong Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP.

Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho từng năm, được áp dụng từ ngày 01/12/2022 đến hết ngày 31/12/2027.

Các mặt hàng không thuộc Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định thì sẽ áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi 0% khi xuất khẩu sang lãnh thổ các nước là thành viên của Hiệp định CPTPP.

Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với 8 nước bao gồm Mexico, Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Peru và Việt Nam. Theo quy định tại Điều 3 và Phụ lục 2D của Hiệp định CPTPP, Mexico áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu từ năm thứ nhất; các nước Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore và Peru áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu từ năm thứ hai. Việc áp dụng hai lộ trình riêng cho hai nhóm nước như trên đảm bảo tuân thủ cam kết, đảm bảo lợi ích cho Việt Nam trên cơ sở thực hiện nguyên tắc có đi có lại.

Điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP: Hiệp định CPTPP không có quy định cụ thể về các điều kiện để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi. Tuy nhiên, để đảm bảo kiểm soát được hàng hóa thực tế được nhập khẩu vào lãnh thổ các nước theo đúng đối tượng và tránh gian lận thương mại, dự thảo Nghị định quy định điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi là có chứng từ vận tải và tờ khai nhập khẩu thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước trên.

Ngoài ra, trong dự thảo cũng quy định rõ về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP. Theo dự thảo, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan, áp dụng đối với 11.525 dòng thuế, trong đó có 205 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số.

Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Thuế suất trung bình năm 2022 là  2,18 %, năm 2023 là 1,77%; năm 2024 là 1,36%; năm 2025 là 1,06%; năm 2026 là 0,74%; năm 2027 là 0,4%. Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với mặt hàng xe ô tô đã qua sử dụng thuộc các nhóm 87.02, 87.03, 87.04 áp dụng hạn ngạch thuế quan. Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng thuộc các nhóm 04.07 (trứng gia cầm), 17.01 (đường), 24.01 (lá thuốc lá) và 25.01 (muối) áp dụng hạn ngạch thuế quan. 

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Triệt xóa cơ sở kinh doanh kính áp tròng Trung Quốc dưới mác hàng “Korea”

Triệt xóa cơ sở kinh doanh kính áp tròng Trung Quốc dưới mác hàng “Korea”

Chỉ cần một vài thao tác cơ bản, hàng chục ngàn sản phẩm kính áp tròng các loại có nguồn gốc, nhãn mác Trung Quốc được thay đổi, phù phép thành hàng Hàn Quốc - “Made in Korea”. Các sản phẩm thành phẩm sau đó được rao bán trên các nền tảng thương mại điện tử với giá 45.000đồng/sản phẩm.
Xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Ngày 11/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Việt Nam xuất siêu 710 triệu USD trong 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất siêu 710 triệu USD trong 6 tháng đầu năm

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 15,5% và cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 710 triệu USD.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 14/7

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 14/7

Cafedautu.vn xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 14/7 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/7: Các cổ phiếu penny và midcap vẫn có ưu thế

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/7: Các cổ phiếu penny và midcap vẫn có ưu thế

Thanh khoản hiện ở mức thấp và các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn có ưu thế hồi phục tốt hơn so với những cổ phiếu vốn hóa lớn.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 14/7: BSR, DBC, CKG

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 14/7: BSR, DBC, CKG

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 14/7, bao gồm: BSR, DBC, CKG.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp