Sáng ngày 27/10/2021, Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của trường để triển khai Nghị quyết số 232/NQ-HĐQT ngày 17/10/2021 của Hội đồng Quản trị.
Sáng ngày 27/10/2021, Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của trường để triển khai Nghị quyết số 232/NQ-HĐQT ngày 17/10/2021 của Hội đồng Quản trị.
Hội nghị có sự tham dự của các thầy trong Ban giám hiệu, GS.TS. Đinh Văn Tiến – Phó Hiệu trưởng Thường trực; GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp – Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy; GS.TS Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS Hà Đức Trụ - Phó Hiệu trưởng; các thầy cô Thường vụ Đảng ủy; Công đoàn; Đoàn Thanh niên; Hội sinh viên; lãnh đạo các đơn vị nhà trường và các khách mời của Nhà trường.
Theo báo cáo, ngày 17/10/2021, Hội đồng Quản trị trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trường/ Nhà trường) đã họp phiên toàn thể, thảo luận Đề án xác định vốn đầu tư và nhà đầu tư (NĐT) vào Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khi chuyển sang loại hình trường đại học tư thục/ tư thục không vì lợi nhuận theo quy định của luật GDĐH (ban hành năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2018) và xác định số lượng, cơ cấu Hội đồng trường (HĐT) tư thục/ tư thục không vì lợi nhuận.
Tại cuộc họp, Ban Giám hiệu đã báo cáo kết quả (kết luận) tại buổi làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo với đại diện Ban Giám hiệu Nhà trường và lãnh đạo Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam (để triển khai thực hiện Quyết định số 671 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 2667/VPCP-KGVX ngày 20/04/2021 của Văn phòng Chính phủ) và Dự thảo Đề án nêu trên.
Tại Hội nghị, GS.TS. Đinh Văn Tiến – Phó Hiệu trưởng Thường trực đã chia sẻ, trong vòng 6 tháng qua, đặc biệt là 3 tháng gần đây trường đã thực hiện được việc tăng lương và thù lao cho cán bộ giảng viên, nhân viên Nhà trường để đáp ứng được nhu cầu xã hội. Việc này đã được đông đảo cán bộ nhân viên Nhà trường hưởng ứng. Trường cũng vừa kết thúc đợt tuyển sinh năm học 2021 các hệ Đại học, Tại chức và sau Đại học với số lượng sinh viên và học viên đông đảo giúp nâng cao uy tín của Nhà trường. Đặc biệt Trường đã hoàn thành thực hiện công tác tự Kiểm định. Để có thể hoàn thành được những công việc trên trong tình hình dịch bệnh phức tạp đều nhờ vào hệ thống cơ sở vật chất và công nghệ tin học đầy đủ của nhà trường. Từ đó cho thấy Nhà trường đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng đó là thực hiện chuyển đổi trường theo mục tiêu, ý chí và nguyện vọng của những người sáng lập trường, của GS. Trần Phương và của tập thể cán bộ công nhân viên nhà trường ngay từ khi thành lập trường đến nay.
Theo Nghị quyết số 232 của Hội đồng Quản trị ngày 17/10/2021, toàn Trường triển khai thực hiện các nội dung cơ bản như tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược, tôn chỉ, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận của Trường. Mục tiêu chiến lược, tôn chỉ, mục đích của Trường và thực tiễn hoạt động của Trường từ khi thành lập là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận “Trường là tổ chức hợp tác của những người lao động trí óc tự nguyện góp sức, góp vốn vì sự nghiệp “trồng người” không vì lợi nhuận”. Điều này cần được tiếp tục duy trì và nhất quán thực hiện trong thời gian tới. Vì vậy, Hội đồng Quản trị, Ban Giám hiệu, các cán bộ chủ chốt của Trường có trách nhiệm tiếp nối truyền thống xây dựng, ổn định và phát triển Trường; tiếp tục duy trì và thực hiện các mục tiêu, tôn chỉ, mục đích nêu trên.
Từ ngày 03/06/2019, Trường đã có Quyết định số 671/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sang loại hình trường Đại học tư thục. Vì vậy, sau khi có quyết định này, Trường được thực hiện các bước tiếp theo để hoàn thiện việc chuyển đổi trường sang loại hình tư thục/tư thục không vì lợi nhuận. Ngày 20/04/2021, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2667/VPCP-KGVX thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thực hiện Quyết định số 671 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện chuyển dổi Trường sang loại hình trường Đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận theo quy định.
Ngày 13/10/2021,Văn phòng Chính phủ có Công văn số 7429/VPCP-KGVX, thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục giao “Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẩn trương thành lập Hội đồng Trường, kiện toàn bộ máy lãnh đạo của trường và thực hiện chuyển đổi Trường sang laoij hình trường Đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận theo quy định”.
Ngày 25/10/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn 4865/BGĐT-TCCB về việc thành lập HĐT, kiện toàn bộ máy lãnh đạo trong năm 2021 và hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi trường sang loại hình tưu thục hoạt động không vì lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc chuyển đổi Trường sang loại hình trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không chỉ là mục tiêu, sứ mệnh của Trường mà còn được các cấp có thẩm quyền quan tâm, chỉ đạo. Để thực hiện được mục tiêu của Trường và các chỉ đạo nêu trên, Nhà trường thực hiện đồng thời hai bước chuyển đổi Trường sang loại hình trường tư thục/tư thục không vì lợi nhuận.
Tiến hành thành lập Hội đồng trường tư thục/tư thục không vì lợi nhuận và kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Trường, để có thể thành lập được Hội đồng trường, trước hết phải xác định người có quyền bầu HĐT. Luật Giáo dục Đại học quy định: Nhà đầu tư có quyền bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên bầu của hội đồng trường (Điều 16a/k2/c). Vì vậy, để thành lập HĐT thì Trường phải xác định NĐT.
Tiếp theo là thông qua Đề án về xác định vốn đầu tư và nhà đầu tư (NĐT) theo luật GDĐH. Để trường chuyển sang loại hình trường Đại học tư thục/ tư thục không vì lợi nhuận, Hội đồng Quản trị đã thông qua Đề án xác định vốn đầu tư, NĐT với các nguyên tắc và Phương án nhất định được nêu trong báo cáo.
Xác định Nhà đầu tư vào trường tư thục/tư thục không vì lợi nhuận căn cứ theo quyết định về vón góp của người góp vốn theo từng phương án nêu trong báo cáo, Nhà trường sẽ tổng hợp để xác định NĐT của trường tư thục/tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Chuyển toàn bộ số tài sản tích lũy thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của trường dân lập sang trường Đại học tư thục/tư thục không vì lợi nhuận. Ngoài vốn góp thuộc sở hữu của các cổ đông, do các cổ đông quyết định, Nhà trường còn có khối tài sản tích lũy thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Theo các quy định của pháp luật, khối tài sản này thuộc sở hữu của Nhà trường. Trường dân lập phải chuyển toàn bộ sang cho trường tư thục không vì lợi nhuận theo đúng quy định của pháp luật.
Cuối cùng, để thực hiện Công văn số 7429/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ và Công văn số 4865/BGDĐT-TCCB ngày 25/10/2021 của Bộ GDĐT, Trường phải thành lập HĐT và kiện toàn bộ máy của trường trong năm 2021. Vì vậy, Nghị quyết số 232 đã chỉ đạo Ban Giám hiệu và các cán bộ chủ chốt của Trường phải tổ chức để các cổ đông lực chọn, xác định phương án về vốn trước ngày 15/11/2021. Trên cơ sở đó, Trường sẽ tổ chức thành lập HĐT, bầu Hiệu trưởng và ban hành các quy chế nội bộ theo đúng quy định của pháp luật./.