Vào ngày 25 tháng 6 vừa qua, GS Global (nhà phân phối độc quyền của Giolite Lumian tại Việt Nam) đã ký kết biên bản ghi nhớ cùng Hi-Tech I&E Vietnam, đánh dấu những bước tiến mạnh mẽ của doanh nghiệp này trong kế hoạch mở rộng thị trường phân phối các sản phẩm phản quang chất lượng cao tại Việt Nam.
Buổi lễ ký kết có sự tham gia của ông Kim Jeong Hyeon – đại diện GS Gobal và Giám đốc điều hành Hi-Tech Cho Duk Sang cùng nhiều nhân sự của hai đơn vị.
“Giolite Lumian” là thương hiệu được biết đến rộng rãi trên thế giới những năm gần đây với sản phẩm nổi bật “vải phản quang” - loại vải có khả năng phản chiếu ánh sáng vào ban đêm, thường được dùng trên đồng phục cảnh sát, đồng phục lính cứu hỏa và vệ sinh môi trường. Loại vải có chứa các hạt thủy tinh mịn được phủ đều trên vải hoặc phim này được coi là vật liệu đặc biệt đòi hỏi công nghệ sản xuất hiện đại, quy trình khép kín cũng như tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Do đó, giai đoạn trước, chỉ một số công ty tại Mỹ và Nhật Bản có thể sản xuất chúng.
“Hi-Tech không chỉ là đơn vị cung cấp các sản phẩm kim loại như đường ống, van và phụ kiện cho các nhà máy hóa dầu tại Việt Nam, mà còn là đối tác của LG Electronics Pral, LG Electronics, cũng là đang phụ trách phân phối một số sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,…. Hi-tech đang có định hướng phát triển thành một công ty phân phối tổng hợp”.
Ông Kim Jeong Hyun, người đứng đầu GS Global, đồng thời là giám đốc GIOSUN VINA - Công ty sản xuất FPCB (bảng mạch linh hoạt) đánh giá: “Việt Nam là thị trường hấp dẫn”. Từ đó, ông cũng khẳng định tầm nhìn mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt vai trò chiến lược của Hi-Tech trong kế hoạch đưa vật liệu phản quang thâm nhập vào thị trường Việt Nam qua mạng lưới phân phối và bán hàng của công ty công nghệ cao này.
Trong khi đó, giám đốc điều hành Hi-Tech I&E Cho Duk Sang đặt nhiều kỳ vọng vào việc hợp tác giữa hai doanh nghiệp: “Thông qua thỏa thuận MOU này với Jeonggeum GS Global, chúng tôi hy vọng rằng hai công ty có thể cùng nhau phát triển một cách chặt chẽ”.
Sợi quang phản xạ của Giolite Lumian chiếm lĩnh lượng thị phần vật liệu phản quang lớn nhất tại Hàn Quốc và đứng thứ 5 trên thế giới. Nó đã đạt các tiêu chuẩn đánh giá quốc tế bao gồm việc cần phản xạ ánh sáng tương đương 100 ngọn nến từ cách xa 150m, đồng thời giữ được hiệu suất kể cả sau 50 lần giặt ở nhiệt độ 60 độ C.
Không chỉ vậy, Giolite Lumian còn có mức giá cạnh tranh so với nhiều đối thủ, nên các sản phẩm của thương hiệu này đã nhanh chóng trở thành sự lựa chọn hàng đầu, thay thế cho các loại vật liệu phản quan khác trên thị trường. Công ty này hiện tại đã và đang xuất khẩu sản phẩm sang hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Nguồn lợi nhuận thu được từ việc bán sản phẩm ra thị trường quốc tế cũng chiếm 40% tổng doanh thu của công ty.
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ GTVT đề nghị chưa xem xét thành lập thêm hãng hàng không vận tải hàng hoá của ‘Vua hàng hiệu’ Johnathan Hạnh Nguyễn. Cục Hàng không nhận định việc thành lập thêm hãng bay chở hàng vào thời điểm này có thể làm mất cân đối cung - cầu của thị trường.
Tốc độ giàu lên nhanh chóng của ông Bang có thể được xem như một “tuyên ngôn” về sự nổi tiếng của BTS, nhóm nhạc sở hữu vài trong số những album K-pop bán chạy nhất mọi thời đại.
Giá trị vốn hoá của các “gã khổng lồ” công nghệ không ngừng phình to trong vài năm trở lại đây song quy mô thực sự của các công ty này không dễ để "tưởng tượng". Để dễ dàng hình dung, một nghiên cứu mới đây của Mackeeper đã so sánh giá trị vốn hoá của nhiều công ty công nghệ với GDP của các quốc gia trên thế giới.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang ráo riết mua lại đất đai ở nước ngoài. Hơn 6,5 triệu hecta đất đã được các doanh nghiệp Trung Quốc thu mua trên toàn cầu trong vòng 10 năm qua.
CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022.
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.