Google, Facebook, Apple... trước sức ép chống lại Nga

Thứ ba, 01/03/2022 | 11:11 Theo dõi CFĐT trên

Khi thủ đô của Ukraine đang bị bao vây, các công ty công nghệ lớn đang phải chịu áp lực ngày càng lớn trong việc sử dụng tầm ảnh hưởng của họ để hành động chống lại Nga...

Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Kỹ thuật số của Ukraine cuối tuần qua đã gửi một lá thư cho Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple. Theo đó, ông Fedorov kêu gọi lãnh đạo của “Táo Khuyết” ngừng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, bao gồm cả App Store cho Nga.

Vị lãnh đạo của Ukraine gợi ý rằng, một động thái như vậy sẽ thúc đẩy những người Nga trẻ tuổi “chủ động ngăn chặn hành động xâm lược quân sự đáng hổ thẹn” đang diễn ra.

“Chúng tôi cần sự hỗ trợ của các bạn! Trong năm 2022, các công nghệ hiện đại chính là lời đáp trả tốt nhất cho những người điều xe tăng hay tên lửa đến nước khác”, ông Fedorov viết, đồng thời thông báo trên tweet rằng đã liên hệ với Meta - công ty mẹ của Facebook, cùng với Google và Netflix và yêu cầu họ tạm ngừng dịch vụ ở Nga đồng thời kêu gọi YouTube chặn các kênh "dư luận viên" tiếng Nga.

Sức ép đến từ nhiều phía

Theo The Washington Post, trong khi đó, Thượng nghị sĩ Mark R. Warner (D-Va.), Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đã kêu gọi Twitter và Meta chống lại các hoạt động cung cấp thông tin liên quan đến Nga.

YouTube mới đây đã ra thông báo rằng họ sẽ ngăn một số kênh của Nga kiếm tiền từ nội dung của họ.

Ông Warner cảnh báo rằng, khi cuộc chiến leo thang, "Nga có thể tăng cường sử dụng cả các phương tiện công khai và bí mật để gây ra sự nhầm lẫn về cuộc xung đột và thúc đẩy các thông tin sai lệch làm suy yếu phản ứng toàn cầu đối với “những hành vi bất hợp pháp này”.

Trong một lá thư gửi cho CEO Sundar Pichai của Alphabet, ông đã chỉ trích khả năng các kênh truyền thông nhà nước Nga như RT, Sputnik và Tass có thể kiếm tiền từ các bài đăng của họ thông qua dịch vụ quảng cáo của Google và YouTube.

Trong khi đó, trên Twitter, người dùng kêu gọi báo cáo vi phạm đối với một kênh YouTube với hơn 22.000 người theo dõi đã chia sẻ video có vẻ như tiết lộ các hoạt động di chuyển của quân đội Ukraine.

Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã công bố các lệnh trừng phạt chống lại Nga nhằm hạn chế khả năng nhập khẩu công nghệ cao của nước này hôm 24/2. Động thái này được cho là sẽ “làm suy giảm” “khả năng cạnh tranh của Nga trong một nền kinh tế công nghệ cao của thế kỷ 21”.

Nhưng các lệnh trừng phạt chủ yếu mới tập trung vào chất bán dẫn và các công cụ công nghệ cao khác có lợi cho lĩnh vực quốc phòng của Nga. Theo một tuyên bố của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, các thiết bị liên lạc của người tiêu dùng phần lớn được được miễn trừ khỏi lệnh trừng phạt này.

Nhưng các nhà hoạch định chính sách, nhà báo, nhà công nghệ và những người ủng hộ nhân quyền hiện đang thúc giục các công ty công nghệ hành động mạnh mẽ hơn. Các nền tảng truyền thông xã hội đặc biệt đang bị giám sát chặt chẽ về vai trò trong việc quảng bá truyền thông nhà nước của Nga.

Động thái của những ông lớn công nghệ

YouTube mới đây đã ra thông báo rằng họ sẽ ngăn một số kênh của Nga kiếm tiền từ nội dung của họ.

“Chúng tôi đang tạm tắt khả năng kiếm tiền trên YouTube của một số kênh liên quan đến lệnh trừng phạt gần đây nhắm đến các động thái gây chiến của chính phủ Nga”, phát ngôn viên của YouTube Farshad Shadloo cho biết, và “Chúng tôi cũng sẽ hạn chế đáng kể các đề xuất cho các kênh này. Theo yêu cầu của chính phủ Mỹ, chúng tôi đã hạn chế quyền truy cập vào RT và một số kênh khác ở Ukraine, sẽ tiếp tục theo dõi những diễn biến mới và có thể có những hành động tiếp theo".

Meta cuối tuần qua cũng ra thông báo sẽ cấm các phương tiện truyền thông nhà nước của Nga chạy quảng cáo hoặc kiếm tiền từ nền tảng của mình ở bất kỳ đâu trên thế giới. Đại gia mạng xã hội này cũng cho biết sẽ tiếp tục dán nhãn xác minh tính xác thực cho các bài đăng từ các phương tiện truyền thông nhà nước Nga.

Natalia Krapiva, cố vấn pháp lý công nghệ của Access Now cho biết: “Các công ty công nghệ lớn có trách nhiệm với người dùng Ukraine và Nga tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin, đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh và khủng hoảng chính trị”.

Nhưng chuyên gia này cho biết, các công ty công nghệ vẫn cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng nền tảng của họ không bị lạm dụng.

“Tuy nhiên, họ cũng có trách nhiệm giữ an toàn cho người dùng của mình, đồng thời xác minh và phản ứng với bất kỳ chiến dịch cung cấp thông tin sai lệch nào có thể dẫn đến bạo lực,” bà Krapiva nói.

https://vneconomy.vn/google-facebook-apple-truoc-suc-ep-chong-lai-nga.htm

Theo vneconomy.vn
Từ khóa: google facebook Apple
Theo VnMedia.vn Copy
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp

Chỉ đạo xây dựng Đề án "Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025", Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Cổ phần hóa bảo đảm thực chất, hiệu quả, Trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp…
Thép Sông Hồng: Cần cơ chế để doanh nghiệp giải quyết khúc mắc sau khi tái cơ cấu 

Thép Sông Hồng: Cần cơ chế để doanh nghiệp giải quyết khúc mắc sau khi tái cơ cấu 

Dữ liệu Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết, CTCP Thép Sông Hồng, một thành viên của Tổng CTCP Sông Hồng (UpCOM: SHG) đang tiến hành các thủ tục giải thể công ty nguyên nhân là do chưa đóng khoản thuế nhập khẩu nên phía cơ quan hải quan đề nghị Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.
ThinkZone công bố Quỹ đầu tư Startup công nghệ lên tới 60 triệu USD

ThinkZone công bố Quỹ đầu tư Startup công nghệ lên tới 60 triệu USD

Quỹ ThinkZone II được sáng lập bởi ThinkZone Ventures, là Quỹ đầu tư khởi nghiệp nội địa có quy mô lớn nhất Việt Nam do các tập đoàn, các doanh nhân Việt Nam góp vốn gồm IPA Investments Corporation, Phú Thái Holdings, Stavian Group cùng các nhà đầu tư khác.
Sóng ngầm bất động sản Dĩ An

Sóng ngầm bất động sản Dĩ An

Năm 2021, TP Dĩ An tỉnh Bình Dương bàn giao gần 3000 căn hộ chung cư cho khách hàng, giá căn hộ cũng từ 30 triệu/m2 tăng lên hơn 40 triệu/m2. Bước vào năm 2022, đã có những thông tin mở bán dự án mới tại khu vực này, tất cả đang tạo ra một cơn sóng bất động sản ngầm tại đây.
Hệ lụy từ giá đất 'tăng ảo'

Hệ lụy từ giá đất 'tăng ảo'

Bất chấp những tác động tiêu cực của dịch COVID-19, từ đầu năm đến nay, giá bất động sản vùng ven Hà Nội và các tỉnh, thành phố vệ tinh liên tục thiết lập mặt bằng mới, khiến nhiều nhà đầu tư như "ngồi trên đống lửa". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng 'tăng giá ảo" cần được kiểm soát chặt, nếu không dễ gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.
Nhà đầu tư bất động sản phải 'sẵn' tinh thần, có thể ‘vô tình lướt sóng trở thành cư dân’

Nhà đầu tư bất động sản phải 'sẵn' tinh thần, có thể ‘vô tình lướt sóng trở thành cư dân’

Theo chuyên gia, khi đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2022 cần phải cẩn trọng. Cần biết mình là ai, đang tham gia dự án ở giai đoạn nào, ‘con sóng’ nào... và không thể không biết đến hai loại rủi ro khi đầu tư.
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp