Việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ là điều tích cực đối với các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ là điều tích cực đối với các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ bất ngờ đảo ngược quan điểm, đưa 3 quốc gia, vùng lãnh thổ là Việt Nam, Thụy Sĩ và Đài Loan ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ trong báo cáo mới nhất gửi Quốc hội Hoa Kỳ.
Việc chính quyền Tổng thống Biden quyết định không “dán nhãn” thao túng tiền tệ đối với 3 quốc gia thể hiện phần nhiều lập trường ít muốn đối đầu hơn của Biden đối với các đối tác thương mại của Hoa Kỳ so với người tiền nhiệm của mình.
Theo chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital, ông Michael Kokalari, việc Chính phủ Hoa Kỳ bất ngờ đảo ngược quan điểm hiện nay so với tháng 12/2020 là điều tích cực đối với các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ở thời điểm hiện tại, việc Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ giúp loại bỏ rủi ro thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, mặc dù thực tế thặng dư thương mại của nước ta với Hoa Kỳ đã tăng từ 15 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2020, lên 25 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2021 và sẽ tiếp tục sẽ có dấu hiệu tiếp tục tăng trưởng trong năm nay.
Bên cạnh đó, việc gỡ mác thao túng tiền tệ đối với Việt Nam sẽ kéo đồng VND tăng giá. Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ, VND đang bị định giá thấp hơn khoảng 10%, sau khi đã giảm giá khoảng 2% theo giá thực tế trong năm 2020 khi đã loại bỏ tác động của lạm phát.
Ngoài ra, việc tăng cường ủng hộ các đối tác thương mại tiềm năng quan trọng của Hoa Kỳ cũng giúp cho Hoa Kỳ đạt được các mục tiêu địa chính trị đặt ra trong khu vực.
Trong tuần giao dịch của tháng 4/2021 (từ 26 - 29/4), khối ngoại bất ngờ quay sang mua ròng trên toàn thị trường. Theo thống kê, khối này mua ròng hơn 650 tỷ đồng trong tuần. Tính chung, khối ngoại mua ròng trong tháng 4 trên toàn thị trường khoảng 400 tỷ đồng.
Vào quý 1/2021, khối ngoại đang dần trở lại và xu hướng mua ròng của khối ngoại sẽ duy trì lại trong quý 2/2021. Công ty Chứng khoán SSI cho hay: "Họ nhận thấy các tín hiệu tích cực về dòng vốn ETF trong thời gian tới đây. Quỹ VFM VN30 ETF đã ngừng rút tiền và có tiền vào liên tục kể từ ngày 25/3. Quỹ FTSE Vietnam UCITS ETF cũng có dòng vốn vào trở lại trong 3 ngày cuối tháng 3".
Nổi bật nhất, vào đầu tháng 4/2021 vừa qua, Quỹ Fubon ETF Vietnam (Đài Loan) đã huy động ròng được hơn 4.200 tỷ đồng trong đợt phát hành lần đầu (IPO). Danh mục quỹ Fubon ETF Vietnam bao gồm 30 cổ phiếu thuộc chỉ số FTSE Vietnam 30 Index, trong đó đứng đầu danh mục là VIC (11,1%), HPG (10%), VNM (9,7%), VHM (9,7%), MSN (8,9%), VRE (7%).
Với mục tiêu huy động được 8.000 tỷ đồng và ước tính trong giai đoạn IPO (24 - 26/3) quỹ đã huy động được một nửa giá trị trên. Qua đó, quỹ tham chiếu chỉ số FTSE Vietnam 30 Index nên các chuyên gia đã kỳ vọng cao hơn ở dòng vốn “khủng” như trên sẽ chiếm 40-50% giá trị giao dịch của Vn-Index, tạo nên sự khởi sắc cho nhóm cổ phiếu VN30.
Theo ông Michael Kokalari, các chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có hiệu quả rõ rệt, bằng chứng là VND hoạt động ổn định trong suốt thời gian bùng phát dịch Covid-19 và giúp thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Việc duy trì tỷ giá VND ổn định cũng làm giá hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu ổn định, nhưng phần lớn hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam là nguyên liệu sản xuất cần thiết cho hàng xuất khẩu, điều này cũng có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các nhà đầu tư FDI (vì tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 200% GDP vào năm 2020).
Sự tăng giá của VND có ý nghĩa thúc đẩy lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng không đủ mạnh để cản trở tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Tại một số thời điểm, các nhà điều hành chính sách Việt Nam có thể cần phải tăng giá VND và mong đợi sự tăng giá không quá nóng cũng không quá lạnh, trong đó sự tăng giá của VND có ý nghĩa thúc đẩy lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng không đủ mạnh để cản trở tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.