Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chào bán cổ phiếu tại Hồng Kông do áp lực chính trị ở cả Mỹ và tại chính quốc gia của họ, làm tăng nguy cơ bị hủy niêm yết trên NYSE.
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chào bán cổ phiếu tại Hồng Kông do áp lực chính trị ở cả Mỹ và tại chính quốc gia của họ, làm tăng nguy cơ bị hủy niêm yết trên NYSE.
Các nhà đầu tư ngày càng thận trọng với chứng khoán Trung Quốc, đặc biệt là những cổ phiếu niêm yết ở nước ngoài khi thị trường này đang “chao đảo” do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid, lo ngại về tốc độ tăng trưởng cũng như căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Được biết, dòng tiền đổ vào các quỹ chứng khoán của Trung Quốc đại lục đạt hơn 20 tỷ USD, trong đó chỉ tính riêng tháng 1/2022, dòng tiền trên đã đạt 16,6 tỷ USD. Tuy nhiên, theo các dữ liệu được công bố, tốc độ mua cổ phiếu Trung Quốc sẽ giảm mạnh vào quý II tới
Steven Shen - Giám đốc Chiến lược định lượng tại EPFR cho biết: “Bất cứ điều gì liên quan đến Trung Quốc, chúng tôi đều có thể nhận thấy có sự liên quan và hệ lụy đến từ phía Nga hoặc Mỹ tại thời điểm này.
Tính đến giữa tháng Hai, các quỹ chứng khoán của Trung Quốc chứng kiến dòng tiền chảy nhiều vào quỹ đầu tư cho Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG). Thế nhưng, sau đó, giới đầu tư bắt đầu thấy dòng tiền đảo chiều chảy ra.
Ngược lại, các quỹ cổ phiếu ESG toàn cầu đã chứng kiến dòng tiền “rất ổn định” trong ba tháng đầu năm.
Những lo ngại liên quan đến ESG đã thúc đẩy sự thay đổi trong việc phân bổ đầu tư.
Trong số các vấn đề hàng đầu của quý đầu tiên, Norges Bank Investment Management – một chi nhánh đầu tư của ngân hàng trung ương Nauy, quản lý quỹ tài sản có chủ quyền lớn nhất thế giới – thông báo sẽ loại trừ cổ phiếu của công ty đồ thể thao Trung Quốc Lining “do rủi ro không thể chấp nhận được mà công ty gây ra liên quan đến việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.
Xem thêm: Trung Quốc: Bất động sản tăng trưởng nóng giờ đây có thể chỉ là dĩ vãng
Ngoài ra, theo EPFR, trong khi các quỹ chứng khoán của Trung Quốc đại lục nắm giữ dòng vốn chảy vào, thì các quỹ chứng khoán châu Âu đã chứng kiến hàng tỷ USD chảy ra ròng trong quý đầu tiên.
Các quỹ chứng khoán Nhật Bản cũng chứng kiến sự sụt giảm. Dữ liệu cũng cho thấy các quỹ chứng khoán của Mỹ vẫn giữ được dòng vốn ròng mạnh mẽ, tổng cộng hơn 100 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm.
Đối với các cổ phiếu của Trung Quốc được niêm yết tại Hồng Kông và Mỹ, Steven Shen lưu ý rằng mức độ tiếp xúc của các quỹ đã “giảm đi một cách nhất quán”.
Bắt đầu từ cuối năm 2021, các nhà quản lý quỹ bắt đầu bán cổ phiếu của một công ty Trung Quốc được niêm yết tại Mỹ đồng thời giao dịch các cổ phiếu ở thị trường Hồng Kông.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chào bán cổ phiếu tại Hồng Kông do áp lực chính trị ở cả Mỹ và tại chính quốc gia của họ, làm tăng nguy cơ bị hủy niêm yết trên NYSE.
Max Luo, Giám đốc phân bổ tài sản Trung Quốc tại UBS Asset Management, cho biết: “Các động thái của cơ quan quản lý Mỹ đối với ADR và xung đột Nga - Ukraine đã làm phức tạp thêm tình hình và gây ra những biến động thị trường đáng kể trong năm nay. Song song đó, chúng tôi ghi nhận dòng tiền chảy ra khá lớn từ chứng khoán Trung Quốc kể từ năm ngoái, phản ánh mức độ rủi ro đáng chú ý đối với thị trường này”.
Thông tin thêm, ADR - American Depositary Receipt (tên tiếng Việt: Chứng chỉ lưu ký tại Mỹ) là chứng chỉ có thể thương lượng, được phát hành bởi một ngân hàng lưu kí của Mỹ đại diện cho một số lượng cổ phần nhất định vào cổ phiếu của một công ty nước ngoài.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục đã chứng kiến lượng mua tăng đột biến ở mức chưa từng thấy kể từ tháng 1/2019, Steven Shen - Giám đốc Chiến lược định lượng tại EPFR cho biết.
Thế nhưng, chỉ số Shanghai Composite vẫn thấp hơn 12% tính từ đầu năm cho đến hiện tại bất chấp thị trường chìm trong sắc xanh hồi giữa tháng 3.
Xem thêm: Trung Quốc: Tăng trưởng quý I/2022 vượt dự báo nhưng triển vọng kinh tế không khả quan