Giá trị ròng hữu hình (tiếng Anh: Tangible Net Worth) là cách tính giá trị ròng của một công ty, không bao gồm giá trị có được từ các tài sản vô hình như bản quyền, bằng sáng chế hay sở hữu trí tuệ.
Giá trị ròng hữu hình (tiếng Anh: Tangible Net Worth) là cách tính giá trị ròng của một công ty, không bao gồm giá trị có được từ các tài sản vô hình như bản quyền, bằng sáng chế hay sở hữu trí tuệ.
Giá trị ròng hữu hình trong tiếng Anh là Tangible Net Worth. Giá trị ròng hữu hình là cách tính giá trị ròng của một công ty, không bao gồm giá trị có được từ các tài sản vô hình như bản quyền, bằng sáng chế hay sở hữu trí tuệ.
Giá trị ròng hữu hình cho một công ty về cơ bản là tổng giá trị tài sản hiện vật (Physical asset) của công ty. Những tài sản này có thể bao gồm:
- Tiền mặt.
- Các khoản phải thu.
- Hàng tồn kho.
- Thiết bị.
- Công trình xây dựng.
- Bất động sản.
- Các khoản đầu tư.
Đối với một cá nhân, tính toán giá trị ròng hữu hình bao gồm vốn chủ sở hữu, tài sản bất động sản nắm giữ, tài khoản ngân hàng và đầu tư, và các tài sản cá nhân chính như ô tô hoặc trang sức.
Những tài sản cá nhân tương đối không lớn thường không được bao gồm trong tính toán giá trị ròng hữu hình của cá nhân.
=> Xem thêm: Khoản phải thu (AR) là gì? Các khoản phải thu ngắn hạn
Giá trị ròng hữu hình = Tổng tổng sản – Nợ phải trả - Tài sản vô hình
Giá trị ròng hữu hình được tính toán để thể hiện tổng giá trị tài sản hiện vật ròng của công ty đối với các khoản nợ tồn đọng, dựa trên các số liệu trong bảng cân đối kế toán. Trong thực tế, giá trị này tương đương với giá trị thanh lí của công ty trong trường hợp phá sản hoặc bán lại.
Ưu điểm chính của tính toán giá trị ròng hữu hình là thực hiện đơn giản hơn so với tính toán tổng giá trị ròng (Total net worth), vì việc gán giá trị chính xác lên tài sản hiện vật dễ dàng hơn so với đánh giá tài sản vô hình.
Giá trị ròng hữu hình là một yếu tố thường được xem xét bởi người cho vay đối với công ty hoặc cá nhân đang tìm kiếm tài trợ.
Thông thường, các ngân hàng và chủ nợ sẽ sử dụng tài sản hiện vật của một công ty để bảo đảm cho khoản vay. Nếu công ty không thanh toán được hoặc bị phá sản, ngân hàng có thể thu giữ hợp pháp tài sản.
Tính toán giá trị ròng hữu hình giúp các chủ nợ xác định qui mô và điều kiện cho vay để họ không cho vay nhiều hơn giá trị tài sản của công ty.
=> Xem thêm: Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì? Bản chất và vai trò
Nhược điểm của việc sử dụng giá trị ròng hữu hình là giá trị này giảm, đại diện cho giá trị ròng thực tế giảm, nhưng công ty hoặc một cá nhân đó lại có giá trị tài sản vô hình lớn.
Ví dụ, công ty phần mềm máy tính lớn như Tập đoàn Microsoft có thể sở hữu nhiều quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vô hình khác trị giá hàng tỉ USD, sẽ được loại trừ khỏi tính toán giá trị ròng hữu hình.
Một mục có thể làm phức tạp tính toán giá trị ròng hữu hình là nợ cấp dưới (Subordinated debt), là khoản nợ trong trường hợp vỡ nợ hoặc thanh lí chỉ được trả sau khi tất cả các nghĩa vụ nợ đối với các chủ nợ cấp cao thực hiện xong. Một ví dụ đơn giản về nợ cấp dưới là thế chấp thứ cấp trên bất động sản.
Thế chấp thứ cấp chỉ được hoàn trả sau khi khoản nợ được thế chấp chính được trả hết. Nếu giá trị tài sản mà một công ty hoặc cá nhân nắm giữ nợ cấp dưới không đủ để trả lại khoản nợ, thì không nên đưa vào nợ cấp dưới trong tính toán giá trị ròng hữu hình.
=> Xem thêm: Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền