Đức lâm vào khủng hoảng khí đốt khi Nga cắt nguồn cung

Thứ hai, 27/06/2022 | 15:09 Theo dõi CFĐT trên

Đức đang tiến gần hơn đến việc phân phối khí đốt sau khi nguồn cung từ Nga bị cắt giảm. Người tiêu dùng có thể phải đối mặt giá khí đốt gấp 3 lần trong những tháng tới.

Người tiêu dùng đối mặt với giá khí đốt tăng gấp 3

The Guardian dẫn lời từ một quan chức năng lượng cấp cao của Đức cho biết, người tiêu dùng nước này có thể sẽ phải đối mặt với giá khí đốt tăng 3 lần trong những tháng tới sau khi Nga "siết van" khí đốt tới châu Âu.

Người tiêu dùng Đức có thể sẽ phải đối mặt với giá khí đốt tăng gấp 3 lần trong những tháng tới sau khi Nga siết van khí đốt tới châu Âu (Ảnh: Getty).
Người tiêu dùng Đức có thể sẽ phải đối mặt với giá khí đốt tăng gấp 3 lần trong những tháng tới sau khi Nga siết van khí đốt tới châu Âu (Ảnh: Getty).

Người đứng đầu cơ quan mạng lưới liên bang Đức Klaus Müller cho biết, Moscow đã giảm dòng khí đốt từ đường ống Nord Stream 1 xuống còn 40% công suất vào tuần trước, với lý do mà Berlin cho đó chỉ là cái cớ: vấn đề kỹ thuật. Điều này khiến cho giá khí đốt trên thị trường tăng vọt 4 đến gấp 6 lần.

Theo ông, "những bước nhảy vọt về giá" như vậy khó có thể chuyển hoàn toàn cho người tiêu dùng, nhưng người dân Đức đã phải gồng mình gánh chịu giá cả tăng chóng mặt. "Giá có thể gấp đôi hoặc gấp 3", ông Müller nói trên đài truyền hình ARD của Đức.

Ông cho biết hóa đơn năng lượng của người dân đã tăng hơn so với mùa thu năm ngoái.

Ngày 23/6, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã kích hoạt giai đoạn 2 hay còn gọi là "giai đoạn báo động" của kế hoạch khẩn cấp 3 giai đoạn về năng lượng, tiến gần tới việc phân bổ nguồn cung cấp khí đốt cho ngành công nghiệp - một bước đi được cho là sẽ giáng đòn mạnh vào trung tâm sản xuất của nền kinh tế nước này.

Dù ông Habeck hy vọng không cần phải sử dụng đến biện pháp phân bổ khí đốt để vượt qua mùa đông sắp tới, song cho biết "không loại trừ điều đó". "Kể từ bây giờ, Đức đang thiếu hụt khí đốt", ông nói.

Kế hoạch khẩn cấp 3 giai đoạn của Đức

Đức đã chuyển sang giai đoạn 2 của kế hoạch khẩn cấp 3 giai đoạn về năng lượng khi có sự gián đoạn hoặc nhu cầu khí đốt tăng cao.

Đức đã triển khai giai đoạn 2 trong kế hoạch 3 giai đoạn nhằm đối phó với tình trạng gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga (Ảnh: DW).
Đức đã triển khai giai đoạn 2 trong kế hoạch 3 giai đoạn nhằm đối phó với tình trạng gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga (Ảnh: DW).

Theo đó, chính phủ Đức sẽ cung cấp khoản vay 15 tỷ euro để làm đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt và bắt đầu bán đấu giá khí đốt cho các ngành công nghiệp để khuyến khích các doanh nghiệp lớn sử dụng ít hơn.

Việc chuyển sang giai đoạn 2 của kế hoạch đặt ra nhiều áp lực hơn cho các nhà cung cấp và các nhà khai thác trong việc cân bằng sự gián đoạn bằng cách tìm các nguồn cung thay thế. Theo đó, các công ty khí đốt phải đảm bảo nguồn cung trong giai đoạn đầu của kế hoạch, trong khi các nhà khai thác mạng lưới khí đốt phải báo cáo cho Bộ Kinh tế Đức ít nhất mỗi ngày một lần, còn các nhà khai thác lưới điện phải đảm bảo ổn định lưới điện.

"Giai đoạn báo động" này cũng sẽ cho phép các công ty tiện ích chuyển chi phí tăng cao cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, BBC cho biết có thể quốc gia này sẽ không áp dụng cách này, dù về lý thuyết là có.

Sự can thiệp của nhà nước sẽ xảy ra vào giai đoạn 3 khi nguồn cung bị gián đoạn đáng kể mà thị trường không thể đối phó được, có nghĩa là nguồn cung sẽ được phân bổ.

Trong giai đoạn 3, trước tiên các nguồn cung cho ngành công nghiệp sẽ bị hạn chế, các hộ gia đình và các cơ sở quan trọng như bệnh viện vẫn được ưu tiên. Tuy nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp Đức. Bởi sức mạnh công nghiệp nước này lâu nay được hỗ trợ đáng kể nhờ khả năng tiếp cận năng lượng giá rẻ của Nga, nhưng giờ đây đang bị Nga "siết" lại.

"Diễn biến đáng lo ngại"

Tuần trước, Nga đã cắt giảm dòng chảy khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 xuống còn 40% công suất với lý do vấn đề kỹ thuật. Nguồn cung khí đốt qua đường ống này cũng sẽ ngừng hẳn trong vòng 10 ngày từ 11/7 đến 21/7 khi Nord Stream 1 đóng cửa bảo dưỡng.

Nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 sẽ ngừng hẳn trong vòng 10 ngày từ 11-21/7 để bảo dưỡng (Ảnh: Reuters).
Nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 sẽ ngừng hẳn trong vòng 10 ngày từ 11-21/7 để bảo dưỡng (Ảnh: Reuters).

Trước đó, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol đã cảnh báo Nga có thể cắt đứt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho châu Âu và khuyến cáo EU cần phải chuẩn bị cho tình huống này ngay từ bây giờ.

Nói với BBC, ông Nathan Piper, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí tại Investec, cho rằng việc tiếp tục hạn chế nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu là một "diễn biến đáng lo ngại".

Theo ông, trong mùa hè, việc gián đoạn nguồn cung "ít gây bức xúc hơn" nhưng đến mùa đông, tình hình này có thể trở nên tồi tệ hơn khi nhu cầu sưởi ấm tăng.

Liệu Đức có phải phân phối khí đốt hay không "vẫn còn phải chờ xem", nhưng theo ông, nếu giá khí đốt tiếp tục tăng, ngành công nghiệp sẽ bị cắt giảm trước tiên.

Bởi vậy, ngành công nghiệp Đức đang xem xét sẽ đối phó với tình trạng nguồn cung thắt chặt ra sao. Một số công ty đang cân nhắc sử dụng lại các nguồn năng lượng trước đây đã bị loại bỏ dần như than và dầu.

Theo Dân trí
Theo VnMedia.vn Copy
Vi phạm công bố thông tin, Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long nộp phạt 100 triệu đồng

Vi phạm công bố thông tin, Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long nộp phạt 100 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới đây đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long (UPCoM: KHL).
Nga có thực sự vỡ nợ nước ngoài?

Nga có thực sự vỡ nợ nước ngoài?

Lần đầu tiên trong một thế kỷ qua, dựa vào các điều kiện của một vụ vỡ nợ, Nga chính thức vỡ nợ nước ngoài khi lệnh trừng phạt từ phương Tây nhằm vào quốc gia này ngày một khắc nghiệt.
Louis Holdings thoái vốn tại TGG

Louis Holdings thoái vốn tại TGG

CTCP Louis Holdings mới đây đã đăng ký bán ra thêm 3 triệu cổ phiếu của CTCP Louis Capital (HOSE: TGG).
Tình trạng thiếu xăng lan rộng ở nhiều quốc gia

Tình trạng thiếu xăng lan rộng ở nhiều quốc gia

Tại nhiều nước, việc thiếu hụt nhiên liệu khiến nhiều phương tiện giao thông cá nhân không thể hoạt động.
Sắc xanh bao phủ chứng khoán châu Á phiên đầu tuần

Sắc xanh bao phủ chứng khoán châu Á phiên đầu tuần

Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương ngập tràn sắc xanh trong phiên giao dịch đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư đánh giá tình trạng lạm phát cũng như rủi ro suy thoái.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế mong muốn NHTW tăng lãi suất nhanh chóng

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế mong muốn NHTW tăng lãi suất nhanh chóng

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) mới đây đã kêu gọi các Ngân hàng Trung ương cần “nhanh chóng và dứt khoát” tăng lãi suất nhằm ngăn chặn sự gia tăng lạm phát.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp