Đức đẩy nhanh nỗ lực “độc lập” với nhiên liệu Nga

Thứ tư, 18/05/2022 | 17:17 Theo dõi CFĐT trên

Đức đã đưa ra kế hoạch mới nhằm khuyến khích mọi thành phần xã hội sử dụng năng lượng tiết kiệm để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga vào mùa Đông tới.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 17/5 đã trình bày kế hoạch này, đồng thời nhấn mạnh sự đóng góp hiệu quả nhất và rẻ nhất cho sự độc lập về năng lượng là tiêu thụ ít hơn.

Theo Công ty tư vấn năng lượng Aurora Energy Research có trụ sở tại Berlin, nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Đức, ngành công nghiệp và các hộ gia đình của nước này sẽ thiếu hụt từ 2-12 tỷ m3 khí đốt vào mùa Đông tới, tùy thuộc vào tình hình thời tiết.

Chuyên gia Casimir Lorenz của Aurora cho biết mùa Đông tới là giai đoạn quan trọng. Tuy nhiên, có thể phải đến năm 2027 hoặc 2028 trước khi Đức và Liên minh châu Âu (EU) không còn phải lo lắng về tình trạng thiếu khí đốt.

Lạm phát tại Đức đã tăng lên 7,4%, mức cao nhất trong 40 năm, trong tháng 4/2022 do giá năng lượng và nhiên liệu động cơ tăng cao. Lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thậm chí còn cao hơn, ở mức 7,5%.

Sau khi Chính phủ Đức gần đây hạ dự báo tăng trưởng kinh tế hàng năm xuống 2,2%, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 16/5 đã hành động tương tự, cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2022 của Đức từ 4% xuống 2,7% và tăng tỷ lệ lạm phát dự kiến lên 6,1%, so với mức 3,5% trước đây.

Bể chứa khí đốt tại một nhà máy hóa chất ở Oberhausen (Đức). Ảnh: AP
Bể chứa khí đốt tại một nhà máy hóa chất ở Oberhausen (Đức). Ảnh: AP

Joachim Lang, Giám đốc điều hành của Liên đoàn các ngành công nghiệp Đức (BDI), cho biết rủi ro đối với nền kinh tế châu Âu do gián đoạn nguồn cung năng lượng vẫn còn rất cao, đồng thời cảnh báo rằng việc gián đoạn xuất khẩu khí đốt của Nga sẽ khiến tăng trưởng ở châu Âu đình trệ và đẩy EU vào tình trạng suy thoái.

Trước tình hình đó, ngày 18/5, EC dự kiến công bố một kế hoạch trị giá 210 tỷ euro nhằm đưa ra cách thức giúp châu Âu có thể chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027, và tận dụng việc "xoay trục" khỏi Nga để nhanh chóng chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Căng thẳng Nga-Ukraine đã khiến EU phải cân nhắc lại các chính sách năng lượng của mình trong bối cảnh lo ngại những cú sốc nguồn cung ngày càng gia tăng. Nga cung cấp 40% khí đốt và 27% lượng dầu nhập khẩu của khối này và các nước EU đang vận động để thống nhất các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ Nga.

Theo tài liệu dự thảo mà Reuters có được, để các nước thành viên từ bỏ các loại nhiên liệu đó, Brussels sẽ đề xuất một kế hoạch gồm ba mũi nhọn: chuyển sang nhập khẩu nhiều hơn khí đốt không có nguồn gốc từ Nga, đưa vào sử dụng năng lượng tái tạo nhanh hơn và nỗ lực hơn nữa trong tiết kiệm năng lượng. Các biện pháp trong dự thảo, có thể thay đổi trước khi được công bố, bao gồm sự kết hợp với các luật của EU, các kế hoạch không ràng buộc và các khuyến nghị mà Chính phủ các quốc gia có thể thực hiện.

Brussels dự kiến yêu cầu đầu tư bổ sung 210 tỷ euro và EU có kế hoạch hỗ trợ bằng cách giải ngân thêm cho quá trình chuyển đổi năng lượng từ quỹ phục hồi COVID-19 của khối. Điều này cuối cùng sẽ làm giảm hàng tỷ euro châu Âu chi cho nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch mỗi năm.

Các kế hoạch này phác thảo một hướng đi ngắn hạn cho các nguồn cung khí đốt không phải của Nga, nhấn mạnh tiềm năng tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ các quốc gia trong đó có Ai Cập, Israel và Nigeria, cộng với cơ sở hạ tầng cần thiết để xoay trục khỏi Nga.

Theo TTXVN
Theo VnMedia.vn Copy
Kho Dự trữ Dầu chiến lược Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 35 năm qua

Kho Dự trữ Dầu chiến lược Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 35 năm qua

Giới chức Bộ Năng lượng Mỹ ngày 5/5 cho biết, nước này sẽ đấu thầu mua 60 triệu thùng để nạp vào SPR, dự kiến thực hiện vào mùa thu năm nay như bước đầu tiên trong lộ trình nhiều năm để lấp đầy kho dầu này.
Dầu Brent chứng kiến tuần giảm giá đầu tiên trong ba tuần

Dầu Brent chứng kiến tuần giảm giá đầu tiên trong ba tuần

Giá dầu thế giới lên xuống thất thường trong tuần qua. Thị trường “vàng đen” chứng kiến mức giảm sâu vào đầu tuần song lại đón nhận phiên tăng mạnh vào cuối tuần. Điều này dẫn tới diễn biến ngược chiều của hai loại dầu chủ chốt trong cả tuần.
Mỹ và châu Âu “chạy đua” tìm “lối thoát” cho an ninh lương thực toàn cầu

Mỹ và châu Âu “chạy đua” tìm “lối thoát” cho an ninh lương thực toàn cầu

Sau khi Indonesia và Ấn Độ lần lượt ban hành lệnh cấm xuất khẩu đối với hai mặt hàng chủ chốt là dầu cọ và lúa mì, Mỹ cùng châu Âu đã nhất trí hợp tác với nhau cải thiện chuỗi cung ứng lương thực.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/5

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/5

Cafedautu.vn xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Mỹ đứng đầu thế giới về tình trạng che giấu tài sản của các cá nhân

Mỹ đứng đầu thế giới về tình trạng che giấu tài sản của các cá nhân

Theo Mạng lưới Tư pháp Thuế, lượng tài sản của các cá nhân được che giấu tại Mỹ đã tăng gần 1/3 với chỉ số bí mật tài chính kỷ lục và cao gấp đôi nước đứng thứ hai là Thụy Sỹ.
Dấu hiệu lừa đảo từ dự án tiền ảo Nha Trang Travel Coin - NTC

Dấu hiệu lừa đảo từ dự án tiền ảo Nha Trang Travel Coin - NTC

Bằng việc lợi dụng danh nghĩa và uy tín của Tập đoàn Crystal Bay, Nha Trang Travel Coin - NTC, một coin (tiền ảo) đang tích cực lôi kéo người dùng giao dịch trên các nền tảng số. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy đây là một dự án crypto scam (lừa đảo).
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp