Dữ liệu lạm phát đang được chú trọng trong tuần tới, sau khi báo cáo việc làm tăng vọt trong tháng Giêng gây ra đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể mạnh tay hơn nữa trong việc tăng lãi suất.
Dữ liệu lạm phát đang được chú trọng trong tuần tới, sau khi báo cáo việc làm tăng vọt trong tháng Giêng gây ra đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể mạnh tay hơn nữa trong việc tăng lãi suất.
Bộ Lao động Mỹ thông báo nền kinh tế Mỹ đã có thêm 467.000 việc làm trong tháng 1/2022, bất chấp những lo ngại rằng nền kinh tế sẽ mất đi việc làm trong bối cảnh gia tăng các trường hợp nhiễm COVID-19 do sự bùng phát của biến thể Omicron tại quốc gia này.
Chỉ tính riêng hai tháng cuối năm 2021, số việc làm tạo mới được nâng thêm 709.000. Tổng cả năm ngoái, số việc làm tạo mới là 6,665 triệu, lớn chưa từng thấy trong lịch sử nước Mỹ.
Người lao động cũng chứng kiến mức lương tăng lên. Thu nhập trung bình theo giờ tăng 23 cent trong tháng 1/2022 và 5,7% hàng năm, mặc dù tuần làm việc trung bình của nhân viên giảm 0,2 giờ.
Xem thêm: Năm hốt bạc của các công ty chứng khoán, quán quân lợi nhuận là ai?
Những ngày gần đây, nhiều định chế tài chính cũng đã nâng dự báo về số lần nâng lãi suất trong năm nay. Cụ thể, Deutsche Bank dự báo 5 lần, TD Securities đoán là 4 lần và BNP Paribas dự báo 6 lần.
Chỉ số giá tiêu dùng được báo cáo vào hôm 3/2 và cuộc khảo sát về tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan được công bố ngày 4/2. Ngoài ra, còn có hàng chục BCTC trong tuần tới sẽ được công bố, bao gồm những cái tên như dược phẩm Pfizer và Amgen, Walt Disney, Coca-Cola, PepsiCo và Kellogg .
Art Hogan, chiến lược gia thị trường tại National Securities cho biết, lạm phát chính dự kiến sẽ tăng 0,4%, giảm so với mức 0,5% trong tháng 12.
Bất chấp lợi suất trái phiếu tăng vọt, TTCK kết thúc ngày 4/2 với đà tăng trong tuần. Cổ phiếu Meta Platforms – công ty sở hữu mạng xã hội Facebook vừa cắm đầu giảm 26%, thổi bay hơn 1/4 giá trị vốn hóa, tương đương 230 tỷ USD chỉ trong một ngày.
Cổ phiếu công ty dịch vụ thanh toán PayPal lao dốc 25% sau khi thông báo ước tính lợi nhuận quý 1/2022 gây thất vọng, đồng thời cho biết nguyên nhân là do lạm phát.
Xem thêm: PayPal chi 2,7 tỷ USD thâu tóm startup 'mua trước trả sau' của Nhật Bản
Cổ phiếu của Amazon ngày 4/2 đã tăng 13,5% sau báo cáo lợi nhuận vượt dự báo, qua đó nâng giá trị vốn hóa của Amazon thêm khoảng 190 tỷ USD vào cuối phiên giao dịch.
Giám đốc chiến lược của Evercore ISI, Julian Emanuel kỳ vọng các cổ phiếu giá trị sẽ hoạt động tốt hơn những cổ phiếu tăng trưởng trong môi trường lạm phát khi ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất.
Xem thêm: Kiểm soát lạm phát thấp: Thành công của năm 2021 và áp lực trong năm 2022
Chỉ số S&P 500 đã tăng 1,5% trong tuần qua, đóng cửa ở mức 4.500, một ngưỡng kỹ thuật quan trọng. Chỉ số Dow tăng 1% và Nasdaq tăng 2,4% trong tuần. Nasdaq hiện thấp hơn 13% so với mức cao nhất mọi thời đại.
Năng lượng là ngành tốt nhất trong tuần, tăng gần 5%, theo sau là nhóm cổ phiếu tiêu dùng, chỉ tăng dưới 4%. Tài chính tăng 3,5% và công nghệ tăng khoảng 1%.
Những động thái lớn trong tháng vừa qua có thể là một dấu hiệu của những điều sắp xảy ra. Đã có 8 lần kể từ năm 1945 khi thị trường chứng khoán chứng kiến ‘cuộc biểu tình của ông già Noel’ - sự kiện bắt đầu với mức tăng lớn trong tuần cuối cùng của năm, tiếp theo là bán tháo trong năm ngày giao dịch đầu tiên của năm mới, dẫn đến sự sụt giảm trong tháng 1. Trong những sự kiện đó, S&P 500 cả năm đã giảm trung bình 9,6%.
David Frederick, Giám đốc phụ trách tư vấn của First Bank cho biết: "Tôi nghĩ rằng nếu Fed tiếp tục theo đuổi thái độ ‘diều hâu’ thì điều đó sẽ khiến chúng ta đi theo hướng suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệp có thể bắt đầu tăng, các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc nhận vốn từ các ngân hàng".
Xem thêm: ‘Gói kích thích của Joe Biden không thổi bùng lạm phát’
Một vấn đề xuất hiện trong bối cảnh này, đó là xu hướng ‘diều hâu’ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ đang làm ‘chảy máu’ thị trường chứng khoán. Điều này xảy ra một năm rưỡi sau khi một lượng tiền lớn chưa từng có – đến từ các chính sách tài khóa và tiền tệ với mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế chống lại sự suy thoái do Covid-19 - đổ vào cổ phiếu.
Emanuel cho biết: “Chúng tôi dự đoán thị trường sẽ tiếp tục biến động, điều mà chúng ta đã thấy ở từng cổ phiếu trong tuần trước, có thể vừa tăng vừa giảm, tất cả đều diễn ra trước cuộc họp FOMC ngày 15/3”.
Lợi tức kỳ hạn 10 năm của Mỹ, vốn ảnh hưởng đến các khoản thế chấp và các khoản vay khác, đã tăng cao tới 1,93% vào hôm 4/2.
Xem thêm: Đội bán khống đã kiếm được bao nhiêu tiền trong năm nay?
Luke Tilley, nhà kinh tế trưởng tại Wilmington Trust cho biết, ông không mong đợi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay với việc tăng lãi suất như giới phân tích đang dự báo. Ông cũng kỳ vọng lạm phát sẽ đạt đỉnh và bắt đầu đi xuống.
Ông nói: “Khi chúng ta đi đến tháng 3, tháng 4, tháng 5, chúng ta sẽ đi đến điểm mà các tác động cơ bản làm giảm các con số hàng năm”.