Dòng tiền sẽ quay về bất động sản, giá nhà lại tăng cao

Thứ tư, 29/09/2021 | 19:52 Theo dõi CFĐT trên
Dòng tiền quay về bất động sản, giá nhà lại tăng cao?
Dòng tiền quay về bất động sản, giá nhà lại tăng cao?

Báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2021 của Batdongsan.com cho thấy, mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản sụt giảm khá mạnh do diễn biễn phức tạp của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư kéo dài.

TP. HCM vẫn thu hút nhà đầu tư quan tâm nhất

Theo dữ liệu, nguồn cung và nhu cầu trên thị trường giảm khá mạnh trong tháng 7 và tháng 8. Cụ thể: lượng tin đăng và mức độ quan tâm đến bất động sản toàn trang giảm lần lượt 22% và 12% trong tháng 7. Tháng 8 tiếp tục có mức giảm sâu hơn, lần lượt là 58% và 27% so với tháng liền trước.

Các tỉnh/thành có mức giảm mạnh nhất trong tháng 7 là Phú Yên (37%), Bình Dương (35%), Đồng Nai (35%), TP. HCM (33%), Khánh Hòa (32%) và trong tháng 8 là Đà Nẵng (49%), Bình Dương (40%), Hà Nội (36%), Đồng Nai (35%). Đây đều là những khu vực có số ca nhiễm Covid-19 lớn nhất cả nước.

Loại hình bất động sản có mức sụt giảm mạnh nhất cả về nguồn cung và nguồn cầu là nhà riêng/nhà mặt phố, căn hộ chung cư và đất nền. Trong tháng 8, Hà Nội có mức giảm mạnh ở cả hai thị trường bất động sản bán và cho thuê so với TP. HCM, mức giảm lần lượt của hai khu vực là 36% và 17% so với tháng 7.

Mặc dù bức tranh chung mang nhiều màu xám, thị trường vẫn chứng minh sức hút và tiềm năng khi thể hiện sự phát triển ổn định ở một số khu vực kiểm soát tốt dịch bệnh. Đơn cử, Hải Phòng có mức độ quan tâm đến bất động sản tăng ổn định 4% và 8% trong tháng 7, 8.

Tại các địa phương từng là ổ dịch như Bắc Giang, Bắc Ninh, nhu cầu tìm kiếm bất động sản cũng ngược dòng thị trường với mức tăng ấn tượng. Cụ thể, lượt quan tâm bất động sản tại Bắc Giang ghi nhận mức tăng trưởng theo tháng là 22% và 26% trong tháng 7 và 8/2021. Chỉ số này của Bắc Ninh lần lượt là 40% và 7%.

Nếu như trong tháng 6, Bắc Ninh và Bắc Giang là hai tỉnh có lượt quan tâm bất động sản sụt giảm mạnh nhất cả nước thì kể từ tháng 7 đến nay, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhu cầu có sự phục hồi mạnh mẽ và liên tục. Điều này chứng minh cho xu hướng thị trường qua các mùa Covid-19 rằng bất động sản giảm trong dịch nhưng sau dịch có sự phục hồi và sức bật khá lớn do nhu cầu bị nén lại.

Với TP. HCM, dù lượt quan tâm có giảm nhưng dữ liệu cho thấy đây vẫn là thị trường có sức hấp dẫn và được ưa chuộng nhất cả nước. Trong khi số ca nhiễm tại TP. HCM có xu hướng tăng gấp nhiều lần các địa phương khác, nhu cầu tìm mua và sự quan tâm dành cho thị trường này vẫn ghi nhận mức độ cao nhất, mức giảm cũng chỉ ở tầm 17% so với con số 35- 40% tại Hà Nội, Bình Dương hay các tỉnh thành có dịch bệnh khác.

Giá bất động sản tiếp tục tăng mạnh

Dù nguồn cung rao bán và nhu cầu giảm mạnh, giá bất động sản tại TP. HCM và Hà Nội vẫn không có dấu hiệu giảm theo, thậm chí còn tăng mạnh so với cùng kỳ. Theo đó, giá chào bán chung cư tại TP. HCM trong tháng 8 có xu hướng đi ngang so với tháng 7 nhưng lại tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2020. Hà Nội tiếp tục ghi nhận giá rao bán căn hộ chung cư tăng 8% so với cùng kỳ.

Giá rao bán chung cư tại Hà Nội và TP.HCM tháng 8/2021 (Nguồn: Batdongsan.com)
Giá rao bán chung cư tại Hà Nội và TP.HCM tháng 8/2021 (Nguồn: Batdongsan.com)

Lý giải việc giá bất động sản vẫn có xu hướng tăng trong khi giao dịch giảm, theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, nguồn cung khan hiếm cộng với dòng vốn đổ vào bất động sản tương đối dồi dào là những nguyên nhân chính. Hiện nay một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực khác đang có xu hướng đổ vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư cũng tạo áp lực tăng giá.

Dù kinh tế khó khăn do dịch Covid-19 thì nhu cầu nhà ở vẫn luôn cao. Càng trong dịch bệnh, người dân càng mong muốn sở hữu một ngôi nhà riêng an toàn. Từ đầu năm 2021, dòng tiền đổ vào bất động sản tăng nhanh, nhiều nơi còn xảy ra tình trạng sốt đất.

Nhu cầu đầu tư vào bất động sản trước khi dịch Covid-19 bùng phát chiếm đến 75%. Các tháng tháng gần đây, do giãn cách xã hội nên dòng tiền không trực tiếp chảy vào bất động sản mà tập trung vào chứng khoán. Nhưng sau đó dòng tiền sẽ lại quay trở về với bất động sản. 

Ngoài ra, trong tình trạng đại dịch, dòng vốn từ nhiều nhà đầu tư không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng, lại không am hiểu về chứng khoán sẽ có xu hướng rót vào bất động sản, kênh đầu tư vốn luôn được đánh giá là an toàn, bền vững trong dài hạn. Tâm lý nhà đầu tư với thị trường bất động sản hiện tại vẫn là tin tưởng vào sự phục hồi.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
HoREA kiến nghị sửa quy định ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản

HoREA kiến nghị sửa quy định ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung Điểm c, Khoản 1, Điều 75 Luật Đầu tư 2020 - được cho là cản trở sự phát triển của thị trường bất động sản.
Thị trường bất động sản sẽ phục hồi?

Thị trường bất động sản sẽ phục hồi?

Trải qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh từ năm 2020, thị trường bất động sản có biểu hiện trùng xuống, khiến nhiều người nghi ngại về khả năng phục hồi của loại hình kinh doanh này. Vậy, thị trường bất động sản có thể phục hồi?
Rủi ro từ 'mua chung bất động sản trên blockchain' dưới góc nhìn pháp lý

Rủi ro từ 'mua chung bất động sản trên blockchain' dưới góc nhìn pháp lý

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến các giao dịch về bất động sản cả nước lâm vào trạng thái ngừng trệ, Moonka (nền tảng mua chung bất động sản trên blockchain) nổi lên như một hiện tượng về hình thức đầu tư mới mẻ, ít vốn thông qua công nghệ. Tuy nhiên, mô hình này có thực sự hiệu quả và an toàn với các nhà đầu tư?
Chỉ số Herfindahl-Hirschman là gì? Công thức xác định HHI

Chỉ số Herfindahl-Hirschman là gì? Công thức xác định HHI

Chỉ số Herfindahl-Hirschman (tiếng Anh: Herfindahl-Hirschman Index, viết tắt: HHI) là thước đo phổ biến về sự tập trung của thị trường và được sử dụng để xác định khả năng cạnh tranh thị trường (thường là trước và sau các giao dịch M&A).
Hà Nội: Bị xử phạt vì lên facebook xúc phạm lực lượng công an

Hà Nội: Bị xử phạt vì lên facebook xúc phạm lực lượng công an

Sở TT&TT Hà Nội phạt hai người dùng lời lẽ xúc phạm lực lượng công an như “đục khoét của dân” và "Thằng này còn ớn và tởm hơn con covid”; Một người đăng thông tin “Hà Nội: Bar, Karaoke, Vũ trường được hoạt động trở lại từ 0hngày 16/9”…
Hà Nam: Thêm 11 bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2

Hà Nam: Thêm 11 bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2

Chiều 29/9, CDC Hà Nam tiếp tục công bố thêm 11 trường hợp dương tính với Covid-19 đã được Bộ Y tế gắn mã bệnh.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp