Cục Hàng không: 'Hàng không mở đường khơi thông mạch máu cho đất nước'

Thứ ba, 19/10/2021 | 11:37 Theo dõi CFĐT trên

Tại buổi toạ đàm “Mở cửa hàng không, khơi thông đường bộ” do Báo Dân Trí tổ chức ngày 18/10, chuyên gia hàng không, đại diện các hãng vận tải hàng không đã đề xuất nhiều kế sách để tháo gỡ những khó khăn trong phục hồi vận tải, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.

Đường hàng không được ‘phá băng’

Tại buổi toạ đàm, ông Phạm Văn Hảo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết dưới sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ban ngành liên quan, ngành Hàng không đã thực hiện kế hoạch thí điểm theo hướng mục tiêu kép, vừa đảm bảo chống dịch vừa duy trì giao thông để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khởi sự lại kinh tế, thống nhất quan điểm “hàng không đi trước, mở đường khai thông mạch máu cho đất nước”.

Đánh giá sau 7 ngày triển khai thí điểm giai đoạn 1, cuộc “phá băng” đường hàng không chở khách thương mại nội địa sau gần 3 tháng gián đoạn đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Trong 300 chuyến bay theo kế hoạch, đã có 200 chuyến bay cất cánh, đạt 60%.

Tuy nhiên, quy định chưa đồng nhất về điều kiện y tế và yêu cầu đi lại với hành khách ở các địa phương cũng gây lo ngại. Về vấn đề này, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết việc phối hợp với địa phương nhìn chung thuận lợi, tuy nhiên tình trạng chậm tiếp nhận thông tin ở một số địa phương phần nào gây khó khăn cho công tác vận chuyển hành khách từ sân bay về nơi lưu trú về địa phương. Các quy định phòng dịch ở địa phương cũng ảnh hưởng nhất định đến tâm lý hành khách song điều này sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

Ông Phạm Văn Hảo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam
Ông Phạm Văn Hảo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam

Bàn về hoạt động khai thác khi thí điểm “mở cửa bầu trời” và mục tiêu khai thác các điểm đến chiến lược, ông Nguyễn Ngọc Trọng – Phó TGĐ Bamboo Airways khẳng định kết nối mọi miền đất nước, cũng như kết nối các điểm bay tại Việt Nam với thế giới để thúc đẩy giao thương, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu phát triển chiến lược của Bamboo Airways.

Tận dụng thời gian dịch bệnh, hãng đánh giá “trong nguy có cơ” và xác định đây là cơ hội để đẩy mạnh nội lực và xây dựng kế hoạch phát triển các đường bay nội địa song song với các đường bay thế giới ngay khi điều kiện cho phép.

Đánh giá hiệu quả của đường bay ngách và đường bay trục, Phó TGĐ Bamboo Airways nhìn nhận đường bay nào cũng phải hiệu quả thì hãng hàng không mới có chiến lược hoạt động lâu dài.

Đối với đường bay ngách, ví dụ điển hình trong năm 2020, hãng đã triển khai thành công các đường bay kết nối trung tâm kinh tế, xã hội lớn của miền Bắc với Côn Đảo. Năm nay, bên cạnh đường bay Hà Nội – Điện Biên khai trương từ ngày 14/10, đường bay TP HCM – Điện Biên khai thác từ 15/11, hãng dự kiến sẽ mở thêm các đường bay kết nối Kiên Giang và Cà Mau trong thời gian tới. Đối với đường bay quốc tế, hãng đã có sự chuẩn bị rõ ràng để thực hiện các chuyến bay đưa khách bay quốc tế và đưa khách quốc tế đến Việt Nam ngay khi điều kiện cho phép.

Cơ hội mở rộng các đường bay

Đánh giá về mức độ an toàn của “hành lang xanh” trong tình hình mới, khi độ mở của ngành hàng không được quan tâm đặc biệt và số lượng hành khách tăng lên, bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết công tác phòng chống dịch của ngành hàng hàng không từ trước tới nay luôn được chú trọng. Thực tế cho thấy sự cố gắng của các đơn vị liên quan nhằm đảm bảo an toàn, cũng như tạo sự tin tưởng cho hành khách và cán bộ nhân viên ở tuyến đầu.

Bên cạnh việc phối hợp với địa phương, các cảng hàng không và Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nói riêng đã có sự chuẩn bị rõ ràng và triển khai chương trình “hành lang xanh” theo kế hoạch phục hồi bay nội địa.

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ, trang bị thiết bị phòng chống dịch theo quy định, hệ thống kiểm soát thân nhiệt tự động và tổ chức xét nghiệm kháng nguyên tại khu vực nhà ga; tiến hành phun khử khuẩn thường xuyên; tuyên truyền cho hành khách thông qua hệ thống phát thanh, áp phích, website, phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông; hỗ trợ công tác truy vết thông qua dữ liệu ghi nhận từ 2.000 camera giám sát đặt tại cảng; xây dựng quy trình cách ly và xử lý theo đúng quy định…

Ông Nguyễn Ngọc Trọng - Phó TGĐ Bamboo Airways
Ông Nguyễn Ngọc Trọng - Phó TGĐ Bamboo Airways

Giữa bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, Phó TGĐ Bamboo Airways cho biết trong giai đoạn này, Bamboo Airways cũng như nhiều hãng vận tải hành khách sẽ quan tâm đến các mục tiêu cao hơn như chung tay cùng cả nước khôi phục nền kinh tế, doanh thu chỉ là một trong những yếu tố cần cân nhắc.

“Đến năm 2022, khi độ phủ về vaccine đủ lớn, người dân ý thức thực hiện quy định 5K, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động, trở lại kế hoạch phát triển. Đối với hành khách, chúng tôi có hệ sinh thái nghỉ dưỡng trọn vẹn ở khắp ba miền đất nước và sẽ tận dụng lợi thế này để xây dựng chính sách về giá vé và các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất”, ông Nguyễn Ngọc Trọng chia sẻ.

Trong khi đó ông Trịnh Hồng Quang -  Phó TGĐ Vietnam Airlines đánh giá việc mở đường bay thí điểm là cơ hội để các hãng hàng không chứng minh khả năng thích ứng trong giai đoạn dịch bệnh và thực tế các hãng đều đã thực hiện tốt vai trò của mình với các chuyến bay an toàn tuyệt đối. Theo đó, hãng đề xuất Chính phủ, các bộ ban ngành và địa phương mạnh dạn mở cửa để phục vụ nhiều hành khách hơn; đồng thời triển khai chuyển đổi số để công nghệ hỗ trợ hành khách.

Với vai trò lãnh đạo Cục phụ trách trực tiếp khai thác cảng và cùng các địa phương họp bàn tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp nhận chuyến bay, ông Phạm Văn Hảo cho biết Cục đã có kế hoạch khoanh vùng lưu trú hành khách; thống nhất phương án tổ chức đưa đón hành khách về địa phương… Việc kết nối thông tin được duy trì liên tục, các vấn đề phát sinh cũng được trao đổi để xử lý nhanh chóng và rút kinh nghiệm.  Với Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, trong đó quy định 4 vùng xanh, đỏ, vàng, da cam, các địa phương có thể đưa ra giải pháp phù hợp trong giai đoạn tiếp theo.

Nhận định “bay thương mại mới là sống còn”, lãnh đạo Cục Hàng không một lần nữa đánh giá vai trò quan trọng của giao thông, trong đó có đường không và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự đồng tình của các các cấp, các ngành để vượt qua khó khăn và bước sang thời kỳ mới với mục tiêu vừa thích ứng an toàn, vừa chủ động phòng chống dịch theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.

Trong giai đoạn 2 (từ 21/10 đến hết tháng 11), Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không đang xem xét việc tăng tần suất khai thác, bỏ quy định giãn cách trên tàu bay đồng thời đề xuất giảm bớt quy trình thủ tục để tạo điều kiện khơi thông hoạt động hàng không, không để ngắt quãng dòng chảy huyết mạch giao thông.

P.V
Theo VnMedia.vn Copy
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vẫn tăng

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vẫn tăng

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính trong 3 quý/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 483,82 tỷ USD, tăng 24,6% với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 95,39 tỷ USD.
Gián đoạn chuỗi cung ứng đang kìm hãm đà phục hồi của các nền kinh tế thế giới

Gián đoạn chuỗi cung ứng đang kìm hãm đà phục hồi của các nền kinh tế thế giới

Nhờ việc triển khai vắc-xin, nền kinh tế thế giới đang dần bắt đầu thoát khỏi đại dịch. Tuy nhiên, Covid-19 đã để lại một vấn đề kinh tế rất nguy hiểm: gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Giá dầu tiếp tục tăng mạnh

Giá dầu tiếp tục tăng mạnh

Giá dầu thô đã tăng lên ngưỡng gần 86 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018. Giá dầu tăng cao trong khi khủng hoảng năng lượng toàn cầu tiếp tục lan rộng.
Nhiều 'ông lớn' bất động sản Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ sau Evergrande

Nhiều 'ông lớn' bất động sản Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ sau Evergrande

Sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc không có dấu hiệu giảm bớt khi ngày càng nhiều nhà phát triển bất động sản đối mặt với nguy cơ vỡ nợ - trong sự không chắc chắn về số phận của China Evergrande Group.
Các gia đình tài phiệt châu Á đua nhau rót vốn vào startup công nghệ

Các gia đình tài phiệt châu Á đua nhau rót vốn vào startup công nghệ

Nhiều gia đình tài phiệt tại Đông nam Á đang đẩy mạnh đầu tư vào các startup công nghệ - sự chuyển hướng nhằm ứng phó trước những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 tới các doanh nghiệp từ bán lẻ, du lịch cho tới sản xuất.
Danh sách 6 gia tộc giàu nhất thế giới

Danh sách 6 gia tộc giàu nhất thế giới

Danh sách 6 gia tộc tỷ phú giàu nhất thế giới đã được tiết lộ, từ đế chế Ambani của Ấn Độ, hàng tỷ USD xa xỉ phẩm của gia đình Hermès đến vương triều kẹo Mars của Mỹ.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp