Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Cử tri là gì? Những điều cử chi cần biết khi đi bầu cử.
Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Cử tri là gì? Những điều cử chi cần biết khi đi bầu cử.
Cử tri là người có quyền tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử đại diện cơ quan đại biểu của nhân dân (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) và có quyền bãi nhiệm những đại biểu mình đã bầu ra khi vị đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân đưa ra trước đó.
Cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 phải có đầy đủ những yếu tố sau:
1. Độ tuổi của cử tri
Tính đến ngày công bố bầu cử, cử tri phải đủ độ tuổi từ 18 trở lên.
2. Nguyên tắc lập danh sách cử tri
Mọi công dân có quyền tham gia bầu cử đều được ghi tên vào danh sách bỏ phiếu cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này như sau:
- Mỗi công dân chỉ có quyền được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình đang thường trú hoặc tạm trú.
- Cử tri là công dân tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tạm vắng tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân và được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
- Công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài trở về sau khi danh sách cử tri bỏ phiếu đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì công dân đó đến UBND cấp xã xuất trình hộ chiếu có ghi đầy đủ thông tin quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri.
- Cử tri là công dân đang bị tạm giam, tạm giữ, và là người đang phải chấp hành các biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành những biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
=> Xem thêm: Đại biểu Quốc hội là gì? Ý nghĩa của ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV
- Địa điểm: Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất ở mỗi địa phương, địa điểm bỏ phiếu thường là: nhà văn hóa, hội trường hoặc trường học…và căn cứ vào mật độ phân bổ dân cư ở khu vực bỏ phiếu.
- Thời gian: Việc bỏ phiếu bắt đầu tiến hành từ 7h - 19h tối cùng ngày. Việc bỏ phiếu có thể sớm hơn thời gian đã định nhưng không được trước 5h hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 9h tối cùng ngày.
- Cách gạch phiếu bầu khi đi bầu cử: Nếu cử tri không tín nhiệm bất cứ một người ứng cử nào thì có thể gạch ngang cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữa họ và tên người ứng cử), không viết thêm, không khoanh tròn,không được đánh dấu trên phiếu bầu cũng không được ghi tên người ngoài vào vào phiếu bầu cử, không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu.
=> Xem thêm: Cụ bà 100 tuổi xúc động khi lần đầu tiên trong đời được đi bầu cử tại Thủ đô