Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 24/5: BID, LPB, ACV

Thứ hai, 23/05/2022 | 22:45 Theo dõi CFĐT trên

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 24/5, bao gồm: BID, LPB, ACV.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khuyến nghị mua cổ phiếu BID với giá mục tiêu 45.000 đồng/CP

CTCK KB Việt Nam - KBSV

Quý I/2022, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID – sàn HOSE) có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt với thu nhập lãi thuần đạt 12.826 tỷ đồng (tăng 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 18,4% so với quý trước); tổng thu nhập hoạt động đạt 16.227 tỷ đồng (tăng 6,4% so với quý trước, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái); lợi nhuận trước thuế đạt 4.514 tỷ đồng, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng tín dụng quý I/2022 đạt 4,6% so với thời điểm đầu năm.

Tỷ lệ nợ xấu quý I/2022 không thay đổi so với quý IV/2021, đạt 0,97% (-1bps so với quý trước). Trong kỳ, BID trích lập dự phòng ở mức cao, đạt 7.391 tỷ đồng (tăng 18,5% so với quý trước, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái) khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 259,2%, cao thứ 2 hệ thống ngân hàng.

BID đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 51%, trong đó NII tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, NOII tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, thu hồi nợ 8.000 – 9.000 tỷ đồng, CIR kiểm soát dưới 37%; NPL<1.5%.

KBSV đánh giá đây là kế hoạch khả thi dựa trên (1) Sự hồi phục của nền kinh tế; (2) Dư địa cải thiện CASA; (3) Trích lập dự phòng giảm trong năm 2022.

Đại hội cổ đông thường niên 2022 đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ 21% thông qua 2 đợt phát hành bao gồm chi cổ tức 2021 bằng cổ phiếu 12% trong năm 2022 và phát hành ra công chúng hoặc riêng lẻ 9% vốn điều lệ trong năm 2022- 2023.

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BID. Giá mục tiêu là 45.000 đồng/CP, cao hơn 30.5% so với giá tại ngày 20/5/2022.

Xem thêm: Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu LPB

CTCK Phú Hưng - PHS

Năm 2022, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã chứng khoán LPB – sàn HOSE) đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 4.800 tỷ đồng (tăng 31,9% so với năm ngoái). Tín dụng thị trường 1 tăng 18%, trong khi huy động thị trường 1 tăng 18,5%. Tổng tài sản tăng 16,2% đạt 336 tỷ đồng. NIM năm 2022 đặt mục tiêu đạt 3,6%.

Năm 2022, LPB sẽ phối hợp với IBM để thực hiện dự án Kiến trúc doanh nghiệp số, nhằm hiện đại hóa ngân hàng và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Động lực tăng trưởng mảng bán lẻ đến từ lợi thế mạng lưới tại các vùng nông thôn, tập trung vào các khoản cho vay an toàn.

Về bancassurance, LPB đã qua nhiều vòng đàm phán với đối tác, nhiều khả năng sẽ chốt vào tháng 6/2022; hành trình 5 năm hợp tác với Daichi Life là quãng thời gian chuẩn bị cần thiết.

Kết thúc quý I/2022, lợi nhuận sau thuế Ngân hàng tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.421 tỷ đồng. Tuy nhiên, tín dụng giảm 0,6% so với thời điểm đầu năm. Ban lãnh đạo cho biết mỗi tháng tín dụng bán lẻ tăng 4.000 tỷ đồng nhưng tín dụng quý I/2022 giảm là do ngân hàng giảm dư nợ một số dự án bất động sản lớn. Dù vậy, ban lãnh đạo cũng cho biết điểm tích cực: LPB còn nhiều dư địa cho tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là mảng bán lẻ. NIM vào quý I/2022 cải thiện 32 bps lên 3,89%.

Năm 2022, Ngân hàng dự kiến sẽ phát hành thêm 621,4 triệu cổ phiếu, để tăng vốn điều lệ lên 21.249,8 tỷ đồng. Vốn điều lệ dự kiến tăng thêm sẽ được mở rộng tín dụng và tăng quy mô vốn hoạt động.

Nhờ hệ thống mạng lưới rộng lớn, chủ yếu tại các vùng nông thôn, LPB có thế mạnh phát triển tín dụng bán lẻ tại các vùng sâu vùng xa, nơi người dân ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Hơn nữa, các dự án chuyển đổi số toàn diện mọi hoạt động của LPB sẽ giúp ngân hàng gia tăng thị phần bán lẻ tại nông thôn, xây dựng hệ sinh thái, phát triển tài chính vi mô.

Kết thúc quý I/2022, tín dụng của LPB đi ngang so với cùng kỳ do giảm dư nợ cho vay Bất động sản. Qua đó, chúng tôi ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2022 của LPB sẽ đạt 18,9% so với năm ngoái.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của TCTD quý II được Vụ Dự báo Thống kê (NHNN) công bố cho thấy mặt bằng lãi suất cho vay – huy động được các TCTD kỳ vọng tiếp tục duy trì không đổi hoặc chỉ tăng rất nhẹ 0,03- 0,06 điểm phần trăm trong quý II/2022 và 0,13-0,18 điểm phần trăm trong cả năm 2022. Nhờ tỷ lệ nguồn vốn cấp 2 lớn trong cơ cấu huy động vốn, chúng tôi ước tính NIM 2022 của LPB sẽ đi ngang ở mức 3,58%.

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu LPB là 22.200 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Áp lực từ lạm phát có thể ảnh hưởng tới hoạt động của LPB trong năm nay; (2) Rủi ro pha loãng cổ phiếu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Hợp đồng bancassurance của Dai-chi Life kết thúc vào năm 2021, đặt ra thách thức cho LPB kiếm đối tác để thúc đẩy thu nhập phí vào năm 2022 trở đi.

Duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu ACV với giá mục tiêu 114.000 đồng/cp

CTCK VNDirect - VND

Do đợt bùng phát lớn vào tháng 2 & 3, lượng khách Q1/22 của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (UPCoM - Mã: ACV) giảm 11,0% svck do lượng khách nội địa giảm 12,5% svck trong khi lượng khách quốc tế tăng 175,5% svck nhờ đường bay quốc tế trở lại. Doanh thu Q1/22 tăng 10,8% svck, hoàn thành 13,1% dự phóng 2022 của VND. Biên LNG tăng lên 31,1% từ mức 18,6% trong Q1/21 do chi phí khấu hao giảm 14,4% svck. Nhờ vậy, LN gộp Q1/22 tăng mạnh 85,0% svck, đánh dấu quý đầu tiên hoạt động cốt lõi tăng trưởng kể từ 2020. Doanh thu tài chính Q1/22 giảm 26,5% svck do (1) lợi suất tiền gửi giảm, và (2) lãi tỷ giá giảm 36,6% svck. Tổng hợp lại, LN ròng Q1/22 của ACV tăng 2,5% svck, hoàn thành 11,6% dự phóng 2022 của VND.

VND kỳ vọng lượng khách tăng mạnh trong Q2 và Q3 năm 2022 nhờ du lịch và Sea Games. Với thị trường nội địa, lượng khách của ACV dự báo tăng 160,4%/15,8% svck trong 2022-23, phục hồi về mức 102,9%/111,7% so với trước dịch. Với thị trường quốc tế, sự hồi phục còn nhiều thách thức do Trung Quốc duy trì chính sách zero-covid trong khi các thị trường du lịch chính của Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan chưa khởi động lại. Trong kịch bản cơ sở, VND kỳ vọng khách du lịch thị trường Hàn Quốc, Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ sẽ trở lại từ Q3/22, Đài Loan và Nga từ Q4/22, Trung Quốc từ Q1/23. Do đó, sản lượng khách quốc tế của ACV dự báo phục hồi về mức 29,3% trước dịch đạt 8,3 triệu trong năm 2022, sau đó tăng 218,4%/14,3% svck trong 2023-24.

VND giảm dự phóng lượng khách quốc tế do lo ngại chính sách zero-covid của Trung Quốc kéo dài hơn dự kiến, khiến EPS dự phóng 2022-24 giảm 14,1% – 7,0%. VND kỳ vọng LN trước thuế 2022 tăng 644% svck đạt 7.365 tỷ nhờ lượng khách phục hồi (+186,5% svck) và đóng góp từ lãi tỷ giá (1.196 tỷ).

Theo đó, VND duy trì khuyến nghị Khả quan cho cổ phiếu ACV với giá mục tiêu 114.000 đồng/cp. Tiềm năng tăng giá gồm (1) đường bay quốc tế được nối lại hoàn toàn, (2) công bố kế hoạch cổ tức bằng cổ phiếu và (3) việc niêm yết trên HSX được chấp thuận. Rủi ro giảm giá gồm (1) bất ổn từ chiến lược zero-covid của Trung Quốc, (2) đồng Yên tăng mạnh hơn dự kiến so với VND và (3) tiến độ xây dựng sân bay Long Thành chậm hơn dự kiến.

Xem thêm: ECB bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 7/2022 nhằm kiềm chế lạm phát

Thục San (Tổng hợp)
Theo VnMedia.vn Copy
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 23/5: Tích lũy thêm tại vùng 1.240 điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 23/5: Tích lũy thêm tại vùng 1.240 điểm

Trong phiên cuối tuần trước, mở cửa với đà đi lên, tuy nhiên đà tăng này chậm dần về cuối phiên sáng và VN-Index quay đầu giảm trong phiên chiều, kết phiên gần như không thay đổi so với hôm qua.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 23/5: DGC, GVR, NLG

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 23/5: DGC, GVR, NLG

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 23/5, bao gồm: DGC, GVR, NLG. 
Liên Hợp Quốc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu một cách đáng kể

Liên Hợp Quốc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu một cách đáng kể

Theo dự báo từ Bộ Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, sự tụt hạng về tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra tại nhiều quốc gia phát triển, trong đó phải kể đến Mỹ, Trung Quốc và khối Liên minh Châu Âu.
Chứng khoán Kenanga Việt Nam bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt

Chứng khoán Kenanga Việt Nam bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt

Kenanga Việt Nam đã nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt tư cách thành viên giao dịch thị trường niêm yết và thành viên giao dịch thị trường đăng ký giao dịch tại HNX và HOSE từ cuối năm 2013.
Các doanh nghiệp nhỏ đang mất lòng tin vào nền kinh tế Mỹ

Các doanh nghiệp nhỏ đang mất lòng tin vào nền kinh tế Mỹ

Kết quả khảo sát đối với hơn 600 doanh nghiệp nhỏ của Mỹ cho thấy 57% doanh nghiệp nhỏ lo ngại kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục xấu đi trong năm 2023.
Nguồn cung dự trữ lúa mì toàn cầu chỉ đủ dùng trong 10 tuần nữa

Nguồn cung dự trữ lúa mì toàn cầu chỉ đủ dùng trong 10 tuần nữa

Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ - nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới như “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến giá cả vốn đang trong tình trạng báo động đỏ nay lại càng tăng cao hơn.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp