Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 22/3, bao gồm: KDH, MSN, HDG, VNM, QTP.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 22/3, bao gồm: KDH, MSN, HDG, VNM, QTP.
Khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu KDH tại ngưỡng 61.3
CTCK BIDV - BSC
Cổ phiếu KDH của Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền nằm trong xu hướng hồi phục sau khi tạo thành mô hình 2 đáy tại ngưỡng 500 Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI đều đang cho thấy xu hướng vận động tích cực trong khi chỉ báo MACD hướng đang chuyển sang xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu vượt ngưỡng MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 53.3, chốt lãi tại ngưỡng 61.3 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 51.5.
Duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu MSN với giá 187.700 đồng/cổ phiếu
CTCK Bảo Việt – BVSC
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE - Mã: MSN) công bố KQKD năm 2021 với doanh thu thuần 88,6 ngàn tỷ đồng (+14,8% yoy) và lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ 8,6 ngàn tỷ đồng (+593,9% yoy), với nhiều điểm rất khả quan về hoạt động của các mảng liên quan đến tiêu dùng như Masan Consumer Holdings và WinCommerce; ngoài ra còn có khoản lợi nhuận đột biến từ việc bán MNS Feed cho De Heus.
BVSC dự báo KQKD khả quan với doanh thu thuần 93,1 ngàn tỷ (+5,1% yoy) và lợi nhuận sau thuế cốt lõi thuộc cổ đông công ty mẹ 5,5 ngàn tỷ (+75,1% yoy), tương ứng với EPS 4.691 đồng/cp và P/E dự phóng 29,0x.
Thay đổi sở hữu gần đây của The Sherpa tại Phúc Long sẽ khiến công ty này được chuyển từ công ty liên kết sang công ty con, qua đó phát sinh khoản lãi đánh giá lại khoảng 1,3 ngàn tỷ (56 triệu USD) trong QI/2022 theo ước tính của BVSC.
BVSC ước tính giá trị hợp lý của MSN là 187.700 đồng/cp dựa trên phương pháp SOTP, qua đó duy trì khuyến nghị outperform.
Xem thêm: Sau Ukraine, thế giới sẽ thay thế các sản phẩm dầu của Nga như thế nào?
Có thể xem xét mua cổ phiếu HDG ở mức giá hiện tại
CTCK Yuanta Việt Nam – FSC
Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HOSE - Mã: HDG) ghi nhận KQKD Q4/2021 tăng trưởng tích cực với doanh thu đạt 1.387 tỷ đồng, tăng trưởng +19% YoY và LNST đạt 605 tỷ đồng, tăng trưởng +155% YoY. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh chủ yếu nhờ doanh thu mảng năng lượng tăng trưởng 109% YoY. HDG cũng đã bàn giao các sản phẩm của dự án Charm Villas tại Hà Nội và ghi nhận doanh thu từ mảng BĐS giảm nhẹ so với cùng kỳ, tuy nhiên lợi nhuận gộp từ mảng BĐS giảm -28% YoY. Lũy kể của năm 2021, HDG ghi nhận doanh thu đạt 3.840 tỷ đồng (-23,2% YoY) và LNST đạt 1.332 tỷ đồng (+5,7% YoY).
Cho năm 2022, doanh thu từ mảng năng lượng sẽ là động lực tăng trưởng chính cho tổng doanh thu của HDG nhờ 3 nhà máy điện đi vào hoạt động vào nửa cuối năm 2021. Trong khi đó mảng BĐS chủ yếu ghi nhận doanh thu từ việc bàn giao các sản phẩm của dự án Charm Villas và mảng xây dựng sẽ không ghi nhận doanh thu khi HDG đã từ bỏ mảng hoạt động này. FSC ước tính doanh thu của HDG tăng trưởng 7% YoY, đạt 4.110 tỷ đồng và LNST đạt 1,6 nghìn tỷ đồng (+20% YoY).
HDG đặt mục tiêu gia tăng quỹ đất thêm 320ha, theo đó, Công ty đang đàm phán mua lại một quỹ đất có diện tích 125ha tại phía Tây Hà Nội. Đối với mảng năng lượng, HDG đã xác nhận 4 dự án điện gió của Công ty (tổng công suất 140MW) đã được bổ sung và Quy hoạch điện 7 sửa đổi.
Ở mức giá hiện tại, cổ phiếu đang được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2022 là 10,6x. Mức Stock Rating của HDG ở mức 87 điểm. Cho nên, FSC duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của HDG đóng cửa tăng 1,7% và đạt mức cao nhất 52 tuần với KLGD tăng nhẹ so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, dòng tiền ngắn hạn cải thiện rõ rệt kể từ giai đoạn giữa tháng 02/2022 và đồ thị giá có dấu hiệu sớm kết thúc giai đoạn tích lũy ngắn hạn. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của HDG cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.
Khuyến nghị mua cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 105.700 đồng/CP
CTCK KB Việt Nam - KBSV
Cả năm 2021, CTCP Sữa Việt Nam (VNM - sàn HOSE) ghi nhận doanh thu thuần đạt 61.012 tỷ đồng (tăng 2% so với năm trước) - đạt 98,2% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 10.633 tỷ đồng (giảm 5,3%) - đạt 94,6% kế hoạch năm.
Biên gộp của VNM bị ảnh hưởng đáng kể do giá cả cước phí vận chuyển và đặc biệt là nguyên liệu đầu vào tăng mạnh trong năm 2021. Theo ước tính của chúng tôi, trung bình giá bột sữa sử dụng làm nguyên liệu đầu vào tăng lần lượt 22,6% (SMP) và 29,2% (WMP) trong năm 2021.
Với tình hình diễn biến phức tạp giữa Nga – Ukraine chưa có dấu hiệu suy giảm, cùng với đó là hiệu ứng từ chuỗi cung ứng chưa được giải quyết thì giá nguyên vật liệu nhiều khả năng sẽ vẫn bị neo ở mức cao. Chúng tôi cho rằng biên lợi nhuận gộp của VNM sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Cụ thể, năm 2022 mức biên lợi nhuận gộp hợp nhất là 43.08% (giảm nhẹ so với mức 43.14% cùng kỳ).
Năm 2022, chúng tôi dự phóng doanh thu thuần của VNM đạt 62.090 tỷ đồng (tăng 1,92% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 11.000 tỷ đồng (tăng 3,45%). Cho năm 2023, doanh thu thuần đạt 63.617 tỷ đồng (tăng 2,46%) và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 2,8% đạt 11.318 tỷ đồng.
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ biên lợi nhuận gộp và tốc độ tăng trưởng thấp, chúng tôi duy trì khuyến nghị mua với cổ phiếu VNM, mức giá mục tiêu 105.700 đồng/CP. Chúng tôi cho rằng VNM vẫn có mức định giá hấp dẫn, ở P/E fw hiện tại khoảng 14x lần.
Xem thêm: Giá vàng SJC duy trì ở mức dưới 69 triệu đồng/lượng
Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu QTP với giá mục tiêu 21.100 đồng/CP
CTCK MB - MBS
Chúng tôi khuyến nghị giữ cổ phiếu QTP của CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh với giá mục tiêu 12 tháng ở mức 21.100 đồng/CP dựa trên các luận điểm chính: 1) Hiệu quả kinh doanh tăng lên khi chi phí khấu hao và tài chính giảm xuống; 2) Nhu cầu hệ thống điện dự báo tăng mạnh trở lại từ 2022 khi dịch Covid được kiểm soát; 3) Chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn trong những năm tới khi lợi nhuận tăng.
Sản lượng điện sản xuất trong năm 2021 tăng 14% so với cùng kỳ: sản lượng điện sản xuất đạt 7.261 triệu kwh, tăng 14% so với 2020, đây là sản lượng tốt trong bối cảnh sản lượng ngành chỉ tăng khoảng 4% trong năm.
Kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận trước thuế đạt 617 tỷ đồng vượt 84% kế hoạch cả năm. Cụ thể, doanh thu cả năm đạt 8,571 tỷ đồng, bằng 93% năm 2020 và hoàn thành 103%kế hoạch năm. Đặc biệt nhờ tiết giảm chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, trong khi sản lượng điện tốt lên, lợi nhuận trước thuế đạt 617 tỷ đồng, bằng 50% của năm 2020 và vượt 84% kế hoạch cả năm.
Kết quả kinh doanh so với 2020 có sự sụt giảm sâu là do trong năm 2020, công ty đã thực hiện hạch toán hồi tố 569 tỷ đồng doanh thu chênh lệch tỉ giá của các năm trước, trong khi năm 2021 chỉ là 115 tỷ đồng, bên cạnh đó, giá mua điện thành phần cố định trong năm 2021 cũng được điều chỉnh giảm từ EVN.
Triển vọng năm 2022 tiếp tục sáng sủa nhờ sản lượng điện sản xuất tăng lên. Nhà máy hoạt động ổn định, duy trì sản lượng cao, gia tăng hiệu quả kinh doanh: Năm 2021 sản lượng điện sản xuất vượt kế hoạch 7.216 triệu kwh. Năm 2022 Công ty tiếp tục được EVN giao 7.644 triệu kwh do nhu cầu điện tăng, nguồn thuỷ điện dự báo bị hạn chế do thời tiết, trong khi một số nhà máy nhiệt điện than trong khu vực gặp sự cố kỹ thuật.
Hiệu quả kinh doanh tăng lên khi các chi phí khấu hao và lãi vay giảm mạnh: Năm 2021, chi phí khấu hao giảm thêm 178 tỷ đồng, chi phí lãi vay cũng giảm 114 tỷ đồng so với 2020. Sang năm 2023, chi phí khấu hao tiếp tục giảm thêm khoảng 250 tỷ đồng, trong khi đó chi phí lãi vay giảm xuống mức rất thấp khoảng 50 tỷ đồng do công ty thực hiện trả xong nợ vay dài hạn.
Nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục và tăng khoảng 9-10% trong 2022: Nhu cầu điện có khả năng tăng 9-10% sau khi có mức tăng chậm dưới 4% trong năm 2021. Trong dài hạn đến 2025 nhu cầu tiêu thụ điện vẫn được dự báo ở mức từ 8,6-9,4%/năm, là cơ hội để công ty tiếp tục phát triển ổn định.
Doanh thu và lợi nhuận dự báo tăng 13% và 35% so với 2021: năm 2022, theo kế hoạch EVN dự kiến giao công ty sản xuất 7.644 triệu kwh, tăng 5% so với thực hiện của năm 2022. Chúng tôi dự báo sản lượng điện thực hiện khả năng đạt 7.500 triệu kwh. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 9.726 tỷ đồng và 833 tỷ đồng, tăng 13% và 35% so với 2021.
Kết hợp phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu và so sánh PE-PB, giá trị cổ phiếu QTP được xác định ở mức 21.100 đồng/cổ phần.
Xem thêm: Máy bay Boeing 737 gặp nạn ở Trung Quốc