IEA cho rằng ít nhất Nga có thể phải hạn chế sản lượng 1,5 triệu thùng/ngày dầu và 1 triệu thùng/ngày từ tháng 4 cho đến ít nhất là cuối năm do các nhà nhập khẩu công ty từ chối nguồn cung từ Nga hoặc đơn giản là để tránh vi phạm các lệnh trừng phạt.
Theo một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thực hiện, IEA đã nhấn mạnh mức độ hạn chế của các sự lựa chọn đối với bất kỳ nền kinh tế nào đang tìm cách thay thế dầu thô và các sản phẩm dầu khác của Nga.
Báo cáo chỉ ra nhu cầu dầu toàn cầu được dự báo là gần 100 triệu thùng/ngày trong năm nay, thấp hơn so với dự báo trước đó do cú sốc từ chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Cụ thể, Nga sản xuất khoảng 10 triệu thùng/ngày và xuất khẩu khoảng một nửa số đó cộng với khoảng 3 triệu thùng/ngày các sản phẩm dầu khác.
IEA cho rằng ít nhất Nga có thể phải hạn chế sản lượng 1,5 triệu thùng/ngày dầu và 1 triệu thùng/ngày từ tháng 4 cho đến ít nhất là cuối năm do các nhà nhập khẩu công ty từ chối nguồn cung từ Nga hoặc đơn giản là để tránh vi phạm các lệnh trừng phạt.
Sophie Udubasceanu, chuyên gia phân tích thị trường năng lượng ICIS, cho biết: “Trên thực tế, không một quốc gia nào có thể lấp lỗ hổng mà Nga để lại trên thị trường trừ khi có lệnh cấm toàn cầu. Vậy thì thế giới có thể cố gắng cung cấp thêm 5 triệu thùng dầu mỗi ngày ở đâu?”
Ả Rập Xê Út với 2 triệu thùng/ngày dự phòng và UAE với 1,1 triệu thùng/ngày là hai quốc gia sản xuất dầu hàng đầu duy nhất có khả năng ngay lập tức bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung dầu của Nga.
Tuy nhiên, như IEA lưu ý, cho đến nay họ vẫn không sẵn sàng khai thác các khoản dự trữ.
Cả hai đều là thành viên của OPEC+ và trước đó, vào ngày 31/3, nhóm đã quyết định tăng mức sản lượng theo như thỏa thuận và sự đồng của các thành viên. Cụ thể, OPEC+ chấp nhận tăng sản lượng lên mức khiêm tốn là 400.000 thùng/ngày vào đầu tháng này.
Tuy nhiên, nhà phân tích Ole Hansen chỉ ra rằng, không một quốc gia sản xuất dầu nào có thể sử dụng hết lượng dự trữ của họ bởi việc duy trì sản lượng dự trữ là một yếu tố quan trọng để ổn định giá cả và là một vùng đệm trong trường hợp gián đoạn không lường trước được.
Iran
Trên lý thuyết, IEA tính toán Iran có công suất dự trữ khoảng 1,2 triệu thùng/ngày, nhưng có một số lưu ý đáng quan tâm và cân nhắc.
Đầu tiên, có thể phải mất ít nhất tới nửa năm để 1 triệu thùng/ngày của Iran bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga. Nguyên nhân được cho là các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran cần được dỡ bỏ thông qua một nghị quyết trong cuộc đàm phán giữa Tehran và các nền kinh tế phương Tây về việc khôi phục thỏa thuận năm 2015 về tham vọng hạt nhân của Iran.
Tiếp đó, Iran có 100 triệu thùng trong kho chứa nổi có thể được tiếp cận nhanh chóng nhưng sẽ mất nhiều tháng để đưa vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Giống như Iran, Venezuela vẫn phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và sẽ phải dỡ bỏ nếu sản lượng của quốc gia này đáp ứng được nguồn cung bị gián đoạn hiện nay.
Đá phiến dầu của Mỹ
Udubasceanu cho biết: “Xuất khẩu của Hoa Kỳ đã tăng hầu hết trong năm 2021, đạt đỉnh vào tháng 12 ở mức 3,45 triệu thùng/ngày khi không bị ảnh hưởng bởi bão hoặc tình trạng mất điện.”
Đồng quan điểm trên, Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết có thể tăng thêm 0,5 triệu thùng/ngày nếu sản lượng đá phiến của Mỹ quay trở lại mức đỉnh năm 2019.
Các quốc gia sản xuất dầu khác
Theo Hansen, sản lượng dầu trung bình của Nigeria vẫn thấp hơn 0,4 triệu thùng/ngày, dưới sản lượng đỉnh năm 2019. Bên cạnh đó, việc khôi phục mức trên đòi hỏi nguồn vốn đầu tư từ các công ty dầu mỏ lớn và sự ổn định chính trị phải đạt mức cao hơn.
IEA cho biết thêm, Canada và Argentina là những quốc gia đóng góp khá nhiều tiềm năng thông qua các nguồn tài nguyên đá phiến của Mỹ của riêng họ, nhưng không có gì có thể xoay chuyển được kim chỉ nam. Thậm chí không đề cập đến Biển Bắc trong đánh giá của mình về các nguồn cung cấp thay thế.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết ông đã thảo luận với Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell về gói trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga.
Theo chuyên gia, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2022 sẽ không bị nhiều tác động lớn đối với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.