Tuần này, các tiêu chuẩn của dầu giao sau đạt mức cao nhất kể từ năm 2008, sau đó giảm mạnh khi một số quốc gia sản xuất dầu cho biết họ có thể tăng nguồn cung.
Tuần này, các tiêu chuẩn của dầu giao sau đạt mức cao nhất kể từ năm 2008, sau đó giảm mạnh khi một số quốc gia sản xuất dầu cho biết họ có thể tăng nguồn cung.
Vào phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu ghi nhận ở mức ổn định sau khi các nhà giao dịch đánh giá tiềm năng về nguồn cung dầu vốn đã bị gián đoạn bởi cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine. Thế nhưng, theo một báo cáo, đây vẫn là mức giảm hàng tuần mạnh nhất kể từ tháng 11/2021.
Giá dầu thô đã tăng vọt kể từ chiến dịch quân sự đặc biệt Nga phát động nhắm vào Ukraine. Tuần này, các tiêu chuẩn của dầu giao sau đạt mức cao nhất kể từ năm 2008, sau đó giảm mạnh khi một số quốc gia sản xuất dầu cho biết họ có thể tăng nguồn cung.
Hôm qua, những lo ngại về nguồn cung tiếp tục gia tăng khi các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Nguyên nhân là bởi yêu cầu của Nga vào phút chót buộc các cường quốc thế giới phải tạm dừng đàm phán.
Giá dầu Brent giao sau tăng 3,34 USD, tương đương 3,1%, vào phiên cuối tuần, chốt ở mức 112,67 USD/thùng sau khi chạm mức thấp nhất trong phiên là 107,13 USD. Giá dầu thô giao sau WTI tăng 3,31 USD, tương đương 3,1%, lên 109,33 USD/thùng.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết: “Thị trường giờ đây sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu xuất khẩu của Nga để biết được mức độ về nguồn cung bị gián đoạn như thế nào.”
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết các nước thuộc nhóm G7 sẽ thu hồi quy chế "Tối huệ quốc" của Nga, đồng thời công bố lệnh cấm của Mỹ đối với mặt hàng hải sản, rượu và kim cương của Nga. Trước đó, Mỹ thông báo cấm nhập khẩu dầu của Nga trong tuần này.
Trong tuần tới, Staunovo cho biết, thay vì tập trung dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc tế (IEA) và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), thị trường sẽ chú trọng hơn đến báo cáo thị trường bởi 2 tổ chức này đều cho thấy nguồn cung thị trường dư trong năm nay.
Bên cạnh đó, dữ liệu về giàn khoan của Mỹ từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho thấy các máy khoan đã bổ sung thêm 13 giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên, nâng tổng số lên 663 giàn, mức tăng thứ 9 trong 10 tuần.
Dầu Brent tăng hơn 20% vào tuần trước tuy nhiên ghi nhận mức giảm 4,8% trong tuần này sau khi chạm mức 139,13 USD vào phiên đầu tuần. Tương tự, dầu thô của Mỹ cũng ghi nhận mức giảm hàng tuần là 5,7% sau khi chạm mức cao 130,50 USD vào phiên đầu tuần.
Ngoài ra, do cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục leo thang nên Mỹ cùng nhiều hãng dầu phương Tây ngừng nhập khẩu dầu của Nga. Hơn nữa, cuộc thảo luận về việc bổ sung nguồn cung tiềm năng từ Iran, Venezuela và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng được tiến hành.
Nhà phân tích Vivek Dhar của Commonwealth Bank cho biết trong ngắn hạn, thiếu hụt nguồn cung khó có thể được lấp đầy bởi sản lượng bổ sung từ các thành viên của OPEC và OPEC+ bởi Nga là một thành viên của nhóm.
Chính vì vây, một số quốc gia sản xuất thuộc nhóm OPEC+, bao gồm Angola và Nigeria, đã phải “vật lộn” để đạt được các mục tiêu sản xuất cũng như hạn chế mức tổn hại khi nguồn cung từ Nga bị gián đoạn.