Theo ĐB Vũ Tiến Lộc, tình trạng thiết hụt, khan hiếm xăng dầu vẫn diễn ra thì có phần trách nhiệm trong tổ chức điều hành của các cơ quan.
Theo ĐB Vũ Tiến Lộc, tình trạng thiết hụt, khan hiếm xăng dầu vẫn diễn ra thì có phần trách nhiệm trong tổ chức điều hành của các cơ quan.
Bên lề phiên chất vấn về lĩnh vực công thương tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 16/3, đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội chỉ rõ những hạn chế trong tổ chức thực hiện điều hành cung ứng xăng dầu của các cơ quan do đó cần có những giải pháp căn cơ, bài bản.
Như VnMedia đã đưa tin, trong phiên chất vấn buổi sáng, các đại biểu Quốc hội đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc điều hành giá xăng dầu, quản lý các cửa hàng bán lẻ…trong bối cảnh nguồn cung xăng dầu trong nước giảm, giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trực tiếp trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội, làm rõ tình hình, đề xuất giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm ổn định nguồn cung và điều hành giá xăng dầu.
Theo CTTĐT Quốc hội, bên lề phiên chất vấn, đánh giá phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công thương, đại biểu Vũ Tiến Lộc đánh giá Bộ trưởng Bộ Công thương đã có phần trả lời thẳng thắn, đưa ra những đánh giá, nỗ lực của Chính phủ của Bộ trong việc tăng cường nguồn cung góp phần bình ổn giá xăng dầu cũng như xuất khẩu hàng hóa.
Liên quan đến vấn đề xăng dầu, đại biểu Vũ Tiến Lộc bày tỏ lạc quan khi Bộ trưởng Bộ Công thương đã khẳng định về việc không thiếu nguồn cung xăng dầu cùng với đó Chính phủ đã có những biện pháp thích hợp trong chỉ đạo điều hành thời gian tới. Đó là sử dụng Quỹ bình ổn giá để kiềm chế độ tăng của giá xăng dầu. Đồng thời tăng hạn ngạch cho các đầu mối để tăng cường nhập khẩu xăng dầu để đảm bảo được nguồn cung trong nước.
Tuy nhiên, theo ĐB Vũ Tiến Lộc, tình trạng thiết hụt, khan hiếm xăng dầu vẫn diễn ra thì có phần trách nhiệm trong tổ chức điều hành của các cơ quan. Cùng với đó, Nghị định số 95/2021 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu có một số quy định bất cập như giảm thời gian dự trữ xăng dầu từ 30 ngày xuống còn 20 ngày; đưa ra quy định về việc nếu chu kì điều chỉnh giá xăng dầu trung với đợt nghỉ Tết thì sẽ chuyển sang kì tiếp theo. Trong bối cảnh thị trường thế giới đang biến động mạnh thì những quy định này không phù hợp gây khó khăn trong việc tiếp cận xăng dầu và giá xăng dầu tăng.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, trong thời gian tới cần tiếp tục có các biện pháp khắc phục căn cơ, trong đó có việc sửa đổi Nghị định 95/2021 nhằm tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt trong điều chỉnh giá và nguồn cung xăng dầu cho phù hợp với thực tiễn.
Ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, gốc rễ của vấn đề là năng lực sản xuất trong nước, bảo đảm phát triển nguồn cung bền vững kết hợp với nhập khẩu. Các giải pháp cần thực hiện bài bản, phối hợp hài hòa, giải quyết căn cơ vấn đề.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Phần lớn lý do đóng cửa hàng xăng dầu là do... sự cố kỹ thuật Đặt câu hỏi tại phiên chất vấn, ĐBQH Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nêu thực tế, khi đi hỏi các đại lý xăng dầu trên địa bàn thì được biết, do nguồn cung của nhà điều hành ở cấp vĩ mô không đưa xuống, nên đại lý không có hàng để bán. Trong khi đó, Bộ Công Thương lại khẳng định nguồn cung không thiếu. “Bộ trưởng cho biết có hay không việc "găm hàng" xăng dầu từ tuyến vĩ mô chứ không chỉ đại lý?”, đại biểu đặt câu hỏi chất vấn. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, qua thanh tra 16.800 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, kết quả có 211 cửa hàng có hiện tượng đóng cửa. Trong đó, phần lớn lý do đóng cửa là do sự cố về kỹ thuật. Về lo ngại tình trạng doanh nghiệp đầu mối găm hàng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, Bộ Công thương đã tiến hành thanh tra đồng bộ 33 doanh nghiệp đầu mối. Qua thanh tra, hiện đã có kết quả bước đầu nhưng vẫn chưa có dữ liệu đầy đủ nên chưa thể báo cáo cụ thể. |