Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 15/12: VHC, VRE, TCM

Thứ tư, 14/12/2022 | 23:08 Theo dõi CFĐT trên

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 15/12, bao gồm: VHC, VRE, TCM.

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 15/12: VHC, VRE, TCM
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 15/12: VHC, VRE, TCM

Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu VHC

CTCK SSI - SSI

Trong năm 2022, chúng tôi dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của CTCP Vĩnh Hoàn (VHC – sàn HOSE) lần lượt đạt 13,8 nghìn tỷ đồng (tăng 53% so với cùng kỳ) và 2,2 nghìn tỷ đồng (tăng 101% so với cùng kỳ). Điều này có nghĩa là lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 giảm 10% so với cùng kỳ.

Trong năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 12,6 nghìn tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ) và 1,6 nghìn tỷ đồng (giảm 26% so với cùng kỳ).

Tại mức giá 71.000 đồng/cổ phiếu, VHC giao dịch với P/E năm 2022 và 2023 lần lượt là 5,8 lần và 7,9 lần.

Chúng tôi đã điều chỉnh giảm P/E mục tiêu cho Sa Giang và mảng Collagen & gelatin từ 11x xuống 10x và sử dụng EPS năm 2023 để đưa ra giá mục tiêu 1 năm mới cho VHC là 69.200 đồng (tiềm năng giảm giá là 3%). Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu VHC.

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VRE

CTCK MB - MBS

Chứng khoán MB khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VRE dựa trên 3 luận điểm chính.

Một là, lợi thế từ hệ sinh thái Vingroup và các dự án lớn vừa triển khai như trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Mega Mall (VMM) Smart City, Vincom Plaza (VCP) Mỹ Tho, Bạc Liêu (trong quý II/2022) hay sắp triển khai như VMM Ocean Park 2 – The Empire, VMM Grand Park, VCP Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên Phủ, Đông Hà Quảng Trị (kỳ vọng 2023).

Hai là, mảng bán lẻ hiện tại có tỷ lệ thâm nhập thấp với dư địa tăng trưởng lớn trong khi VRE có vị thế đầu ngành để tận dụng được sự tăng trưởng này đồng thời hưởng lợi từ thị trường bán lẻ hấp dẫn của Việt Nam, được hỗ trợ dài hạn bởi cơ cấu dân số vàng.

Cuối cùng là, sự tăng trưởng dài hạn của VRE được kỳ vọng với sự dịch chuyển chiến lược tập trung vào các TTTM quy mô lớn (Vincom Center – VCC và VMM) do  thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển hơn do đó nhu cầu về TTTM lớn và tích hợp sẽ tăng lên, và dễ dàng thu hút các thương hiệu quốc tế và khách thuê cố định với sức chống chịu tốt hơn với các gián đoạn như thời điểm dịch. 

Xem thêm: Thị trường nợ toàn cầu mất ít nhất 75 tỷ USD

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu TCM

CTCK Kiến Thiết Việt Nam - CSI

CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM - HSX) hoạt động chính trong lĩnh vực may mặc (chiếm 98.7% trong cơ cấu doanh thu). Trong đó, doanh thu xuất khẩu chiếm 88%. Các nước có tỷ trọng lớn nhất là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Cơ cấu cổ đông của TCM khá cô đặc: E-Land sở hữu 44,96% cổ phần, ông Nguyễn Văn Nghĩa (thành viên HĐQT) sở hữu 16,89%. Với cơ cấu cổ đông cô đặc, giá cổ phiếu TCM thường biến động khá mạnh.

Doanh thu quý III/2022 đạt 1.229,4 tỷ đồng (tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái), lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 3.400 tỷ đồng (tăng trưởng 26%). Tăng trưởng chủ yếu từ mảng may mặc và dệt may, nhờ nhu cầu tăng mạnh sau thời gian giãn cách. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế tháng 10 đạt 13,5 triệu USD (tăng trưởng 17%) và 803 nghìn USD (tăng 922% ).

Lũy kế lợi nhuận sau thuế 10 tháng đạt khoảng 9,84 triệu USD (tăng 99%), hoàn thành 91% so với kế hoạch năm 2022. Bên cạnh mảng kinh doanh may mặc, TCM đang mở rộng sang mảng kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bất động sản, nhưng tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận chưa lớn.

Do lạm phát tăng cao làm giảm sức mua tiêu dùng tại các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản khiến đơn hàng của TCM có dấu hiệu giảm sút. Tính đến giữa tháng 11, công ty đã ghi nhận khoảng hơn 85% đơn hàng cho kế hoạch doanh thu quý IV/2022, hiện đang nhận đơn hàng cho quý I/2023.

Đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, cơ cấu nguồn vốn của TCM có Tổng nợ/Tổng tài sản tại quý III/2022 đạt 45,6%, tương đối thấp so với ngành, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn với 86% trong tổng nợ. Mức sử dụng đòn bẩy tài chính thấp giúp TCM giảm áp lực chi phí tài chính trong bối cảnh lãi suất có chiều hướng tăng cao, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi các đối thủ cạnh tranh phải chịu nhiều áp lực vì các chi phí tăng.

Biên lợi nhuận gộp quý III/2022 đạt 17.5%, cao hơn so với cùng kỳ 7.8 điểm phần trăm. So với các doanh nghiệp cùng ngành, biên lợi nhuận của TCM xếp thứ hạng cao. Tuy nhiên ROE của TCM lại thấp hơn đáng kể, nguyên nhân do Thành Công sử dụng đòn bẩy thấp hơn các doanh nghiệp khác. Do đó, chúng tôi đánh giá hoạt động kinh doanh của TCM ổn định. Tuy nhiên, sang năm Quý Mão TCM khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh do đơn hàng giảm sút tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản khi các nền kinh tế lớn này chậm lại.

Định giá, khuyến nghị: Nhà máy Vĩnh Long 2 với công suất 9 triệu sản phẩm/năm được đưa vào vận hành nhưng tình hình kinh tế tại các thị trường chính chậm lại, tuy nhiên TCM được bù đắp bởi các thị trường khác như Trung Quốc mở cửa trở lại sau dịch, do vậy chúng tôi giả định đơn hàng tăng chậm lại khoảng 10% trong năm 2023.

Với giả định trên chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2023 đạt khoảng 4.900 tỷ đồng; EPS tương ứng đạt 3.500 đồng/CP.

Xem thêm: Chứng khoán châu Á tăng nhờ lạm phát ở Mỹ giảm

Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá P/E để xác định giá trị của cổ phiếu TCM. Với P/E trung bình khoảng 8 lần, giá trị hợp lý TCM là 28.000 đồng/CP. Chúng tôi khuyến nghị trung lập với cổ phiếu TCM.

Thục San (Tổng hợp)
Theo VnMedia.vn Copy
IMF: Nợ toàn cầu cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch

IMF: Nợ toàn cầu cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho hay, nợ công và tư nhân toàn cầu đã giảm mạnh nhất trong 70 năm qua vào năm 2021 sau khi đạt mức cao kỷ lục do tác động của Covid-19; tuy nhiên nhìn chung vẫn cao hơn mức trước đại dịch.
BofA: 10 chủ đề “nóng” trên thị trường và nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023

BofA: 10 chủ đề “nóng” trên thị trường và nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023

Theo thông lệ, vào nửa cuối của quý IV, các nhà chiến lược thị trường và nhà kinh tế trên khắp Phố Wall sẽ công bố triển vọng trong năm tới.
Ngân hàng Thế giới: Cả xuất khẩu và tiêu dùng trong nước ở Việt Nam đều chững lại

Ngân hàng Thế giới: Cả xuất khẩu và tiêu dùng trong nước ở Việt Nam đều chững lại

Theo Bản tin mới nhất của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cả hai động lực tăng trưởng là xuất khẩu và nhu cầu trong nước đều đang chững lại. Xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng do nhu cầu bên ngoài yếu đi. Tiêu dùng hậu Covid cũng dường như phục hồi chậm lại.
Chủ tịch HPX tiếp tục bị bán giải chấp

Chủ tịch HPX tiếp tục bị bán giải chấp

Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) - ông Đỗ Quý Hải  tiếp tục bị công ty chứng khoán bán giải chấp.
Hà Nội: Khó khăn về vốn, có doanh nghiệp phải cắt giảm 80% lao động

Hà Nội: Khó khăn về vốn, có doanh nghiệp phải cắt giảm 80% lao động

Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội Nguyễn Phúc Long chia sẻ: Nhiều DN khát vốn nhưng phải phải kinh doanh với nguồn vốn lãi suất lên tới 15-16%/năm, thậm chí cao hơn; việc cắt giảm chi phí, cắt giảm lao động đang diễn ra, trong đó, có DN đã phải cắt giảm tới 80% lao động…
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp