Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 13/9, bao gồm: MWG, BSR, VSC.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 13/9, bao gồm: MWG, BSR, VSC.
Khuyến nghị tích cực dành cho MWG với giá mục tiêu 109.799 đồng/CP
CTCK Bảo Việt - BVSC
Chúng tôi dự báo lợi nhuận ròng năm 2022 của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG – sàn HOSE) ở mức 6.424 tỷ đồng, tăng trưởng 31,1% so với năm trước. Được hỗ trợ mạnh mẽ bởi việc Bách hóa xanh chuyển từ lỗ sang lãi, chúng tôi đưa ra dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 tăng 35,8% lên 8.924 tỷ đồng.
Ở mức giá hiện tại, MWG đang giao dịch ở P/Es là 13,9x (giữa năm 2023) và 11,6x (năm 2023), chúng tôi thấy hấp dẫn so với 15,6x là mức trung bình 5 năm qua. Triển vọng tăng trưởng tích cực, thúc đẩy bởi việc Bách hóa xanh ghi nhận lợi nhuận và các hoạt động kinh doanh có lợi nhuận tốt từ Thế giới di động và Điện máy xanh.
Về dài hạn, chúng tôi ưa thích MWG với: (1) vị thế cạnh tranh, cho phép MWG trở thành người hưởng lợi chính từ sự hợp nhất ngày càng tăng của thị trường ICT và điện máy của Việt Nam; và (2) khả năng thắng cuộc từ sự chuyển dịch mang tính cấu trúc sang tạp hóa hiện đại tại thị trường tạp hóa quy mô lớn ở Việt Nam. Duy trì khuyến nghị Outperform với giá mục tiêu là 109.799 đồng/cp (Upside: 52,5%).
Khuyến nghị mua cổ phiếu BSR với giá mục tiêu 29.900 đồng/CP
CTCK Phú Hưng - PHS
Trong nửa đầu năm đầu tiên kết thúc vào ngày 30/6/2022, doanh thu thuần của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR – UPCoM) đạt 87,2 nghìn tỷ đồng (tăng 78% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế tăng vọt lên 12,4 nghìn tỷ đồng (tăng 253%), vượt qua mức dự báo của chúng tôi cho cả năm nay. Đây là mức tăng trưởng phi thường trong bối cảnh nguồn cung eo hẹp trên toàn cầu khi mà công suất lọc dầu vẫn đang bị tụt lại phía sau và thậm chí còn đang giảm dần.
Sự phục hồi mạnh mẽ của giá bán và biên lợi nhuận đang diễn ra trong năm 2022, dưới điều kiện thuận lợi chưa từng có, nhu cầu về xăng dầu bùng nổ trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt.
Trong khi DQRE thường xuyên hoạt động trên 100% công suất thiết kế, công ty cũng đang mở rộng quy mô sản xuất với một dự án đầy tham vọng nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng, dự án này sẽ giúp khỏa lấp nguồn cung thiếu hụt trong nước cũng như đáp ứng yêu cầu chất lượng EURO 5 do chính phủ quy định. Theo BSR, dự án này dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025, do đó, chúng tôi kỳ vọng sản lượng có thể bật tăng thêm khoảng 16% vào năm 2026.
Sử dụng phương pháp DCF và P/E, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý là 29.900 đồng/cổ phiếu. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với mức tăng giá tiềm năng là 25%. Định giá này đã tính đến kế hoạch nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất gần nhất và đợt bảo dưỡng tổng thể lần thứ 5, có thể khiến sản lượng giảm 12,5% vào năm 2023, theo ước tính của chúng tôi, giá trị hợp lý đã giảm 7% so với trước đây do phản ánh những thay đổi như đã đề cập.
Rủi ro: (1) Sự xuất hiện trở lại của các chủng virus corona mới; (2) Sự thay đổi bất lợi trong chính sách điều hành của chính phủ; (3) Rủi ro suy thoái kinh tế ngày càng rõ nét; (4) Nạn buôn lậu dai dẳng.
Xem thêm: MVIS Vietnam Index thêm HAG, loại bỏ CEO và APH
Đánh giá khả quan về dài hạn đối với cổ phiếu VSC
CTCK Mirae Asset Việt Nam - MASVN
CTCP Container Việt Nam (HOSE - Mã: VSC) là một doanh nghiệp cảng biển lớn ở VN hoạt động chủ yếu ở phía Bắc khu vực sống Cấm, Hải Phòng. Hiện tại, doanh nghiệp đang sở 2 cảng biển là VIP Green và Green với tổng công xuất thiết kế đạt 1,1 triệu TEU.
Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của VSC trong 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 980,8 tỷ (+7,6% YoY) và 222,8 tỷ (+23,4% YoY): 1) Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ mức 29,8% lên mức 34,7% trong cùng kỳ; 2) Doanh thu tài chính tăng mạnh nhờ lãi từ tiền gửi từ mức 5,8 tỷ lên 15 tỷ trong 6 tháng đầu năm; 3) VSC ghi nhận khoản lỗ hơn 9 tỷ từ công ty liên kết liên doanh so với mức lãi 2 tỷ trong cùng kỳ.
Một số điểm mạnh và triển vọng của VSC: 1) Doanh nghiệp có cơ cấu tài chính lành mạnh, khi chỉ ghi nhận khoảng vay ngắn hạn hơn 2 tỷ và không có bất kỳ khoản vay dài hạn nào.
2) Tháng 4/2022 doanh nghiệp đã mua lại thành công CTCP Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ từ QBS với mức chuyển nhượng gần 500 tỷ đồng và dự kiến đưa vào hoạt động trong quý 3/2022. Điều này sẽ giúp tăng doanh thu của VSC khi 2 cảng VIP Green và Green đang hoạt động gần full công suất.
3) Khu vực Hải Phòng trong tháng 6/2022 đã giao giấy chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với quy mô bao gồm 4,600 tỷ đồng và 231,5 triệu USD. Điều này giúp cho hoạt động cảng biển tại khu vực này tiếp tục được đẩy mạnh phát triển.
4) Cảng VIMC Đình Vũ (VSC sở hữu 36% cổ phần) sẽ được đi vào hoạt động chậm nhất trong quý 3/2022 giúp doanh thu của VSC cải thiện tốt hơn trong 6 tháng cuối năm.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ VSC dự phóng năm 2022 lần lượt đạt 2.176 tỷ (+15% YoY) và 477 tỷ (+36,4% YoY); 1) Biên lợi nhuận duy trì ở mức cao đạt 34 % so với mức 31,8% trong năm 2021; 2) lợi nhuận từ công ty liên kết giảm mạnh ở mức hơn 1 tỷ so với 4 tỷ trong cùng kỳ; 3) Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ lần lượt 5% YoY và 10% YoY.
EPS dự phóng đạt 3.935 đồng/cp (+36% YoY) và P/E dự phóng đạt mức 9,4x thấp hơn mức trung bình 5 năm của doanh nghiệp. MASVN đánh giá KHẢ QUAN về dài hạn đối với VSC: 1) Giá cước vận tải biển kỳ vọng sẽ tăng trong năm sau; 2) Cơ cấu tài chính lành mạnh sẽ là một lợi thế giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để đầu tư thêm các cầu tàu trong tương lai.
Xem thêm: Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương “trỗi dậy”