Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 12/8, bao gồm: SAB, TPB, GMD.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 12/8, bao gồm: SAB, TPB, GMD.
Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu SAB với giá mục tiêu 220.500 đồng/CP
CTCK Bảo Việt - BVSC
Dựa trên những diễn biến kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2022, BVSC điều chỉnh tăng dự báo 2022 đối với Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (HOSE: SAB), với doanh thu thuần 34.145 tỷ đồng (tăng 29,5% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ 5.603 tỷ đồng (tăng trưởng 52,4%).
Cơ sở dự báo: (i) sản lượng tiêu thụ tiếp tục tăng mạnh từ nền thấp Q3 2021, cả năm tăng 20%; (ii) biên gộp có thể giảm lại do chi phí đầu vào dần phản ánh đà tăng nhưng vẫn sẽ cao hơn năm ngoái; (iii) SG&A / doanh dự báo vẫn được quản lý tốt, duy trì mức thấp hơn cùng kỳ.
Dự báo lần này tăng 3,4% về doanh thu và 18,7% về lợi nhuận so với dự báo trước. EPS tương ứng 8.038 đồng/cp và P/E dự phóng 22,6 lần, dựa trên giá đóng cửa ngày 10/08/2022.
Trên cơ sở kỳ vọng kết quả kinh doanh nửa cuối 2022 khả quan, BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với SAB, giá mục tiêu 220.500 đồng/cp. Định giá dựa trên mức PER bình quân 25,1 lần của các doanh nghiệp cùng ngành và EPS bình quân 2022 – 2023.
Khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu TPB với giá mục tiêu 38.500 đồng/cp
CTCK VNDirect - VND
Lợi nhuận (LN) ròng quý 2/2022 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) đạt 1.732 tỷ đồng (+37% svck) dựa trên tổng thu nhập hoạt động tăng 33%. Thu nhập ngoài lãi tăng 60% svck nhờ mảng bảo hiểm phục hồi và phí dịch vụ. Kết quả kinh doanh quý 2/2022 tốt đã góp phần đưa LN ròng 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 26% svck, đạt 3.031 tỷ đồng. Chất lượng tài sản duy trì ổn định với tỷ lệ nợ xấu 0,85% cuối quý 2/2022 (0,8% cuối năm 2021 và 1,1% cuối quý 1/2022) và tỷ lệ bao phủ nợ xấu 162% cuối quý 2/2022 (153% cuối năm 2021). TPB vẫn tiếp tục xử lý mạnh tay các khoản nợ xấu (1.095 tỷ đồng, đặc biệt trong quý 2/2022).
Việc Chính phủ định hướng quản lý dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và giám sát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã phần nào gây khó khăn cho các ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp lớn như TPB (lần lượt chiếm 18,4% và 13,4% tổng tín dụng). Cuối quý 2/2022, tăng trưởng tín dụng của TPB là 9,1% so với đầu năm (11% cuối quý 1/2022); trong đó TPDN tăng trưởng chậm lại chỉ còn 25% so với đầu năm (48% cuối quý 1/2022) do việc trả nợ trước hạn.
Trước bối cảnh này, tốc độ tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm của TPB sẽ chậm lại và đạt 14%/18% cho giai đoạn 2022-2023 (dự báo trước đó là 22%/20%).
Về biên lãi thuần (NIM), NIM 6 tháng đầu năm 2022 giảm còn 4,2% từ mức 4,6% 6T21, trong đó lợi tức tài sản giảm 70 điểm cơ bản còn 7,5% do lãi vay giảm để hỗ trợ các khách hàng sau đại dịch và đặc biệt là ảnh hưởng từ mảng TPDN trong quý 2/2022.
Việc thị trường TPDN gặp khó khăn sẽ tác động tiêu cực đến lợi tức tài sản và NIM của TPB trong 6 tháng cuối năm. Hơn nữa, lãi suất huy động tăng do lạm phát cũng là một rủi ro cần xem xét dù TPB có khả năng duy trì NIM không giảm quá mạnh nhờ hệ số LDR thấp (chỉ 55% cuối quý 2/2022). VND ước tính NIM năm 2022 sẽ giảm 23 điểm cơ bản svck xuống mức 4,1%.
Theo đó, VND duy trì khuyến nghị Khả quan cho cổ phiếu TPB với giá mục tiêu thấp hơn là 38.500 đồng/cp. VND kỳ vọng LN ròng TPB sẽ tăng trưởng 22%/24% trong giai đoạn 2022-2023. Giá cổ phiếu TPB đã giảm 30% so với đỉnh tháng 4/2022 do những lo ngại về lạm phát và các thay đổi trên thị trường vốn, điều này đã khiến định giá của TPB trở nên hấp dẫn với mức 1,4 lần P/B dự phóng 2022, tương đương -1 độ lệch chuẩn bất chấp nền tảng cơ bản vững chắc của ngân hàng.
VND hạ 2,1%/2,4% dự báo EPS giai đoạn 2022-23 và P/B xuống 1,9 lần (từ mức 2 lần); đạt giá mục tiêu 38.500 đồng/cp (-6,3% so với giá mục tiêu cũ). Rủi ro giảm bao gồm lạm phát cao hơn dự kiến và nợ xấu tăng cao hơn dự kiến.
Xem thêm: Giá trị các đồng tiền châu Âu có khả năng bị mất giá cao
Khuyến nghị mua cổ phiếu GMD với giá mục tiêu 71.500 đồng/cp
CTCK KB Việt Nam - KBSV
Quý 2/2022, CTCP Gemadept (HOSE: GMD) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt ở mức 978 tỷ đồng (+30% YoY) và 334 tỷ đồng (+87%YoY). Trong đó, doanh thu cảng đạt gần 800 tỷ đồng (+22% YoY) và doanh thu logistics đạt 178 tỷ đồng (+87% YoY).
Khối cảng Hải Phòng vẫn là nguồn đem lại doanh thu lớn nhất cho Gemadept, với sản lượng thông qua cảng trong nửa đầu năm 2022 đạt 560.000 TEU. Nam Đình Vũ giai đoạn 2 dự kiến đi vào hoạt động từ đầu 2023 sẽ trở thành động lực tăng trưởng cho khối cảng miền Bắc trong trung hạn.
Trong nửa đầu năm 2022, Gemalink đạt công suất 650.000 TEU, đóng góp 68 tỷ đồng cho lợi nhuận 6 tháng đầu năm của GMD. Với tốc độ tăng trưởng nhanh của khu vực cảng Cái Mép hiện nay, cùng với thực trạng hầu hết các cảng khu vực này đã hoạt động ở công suất tối đa, Gemalink dự kiến sẽ đạt hơn 90% công suất trong năm nay. Gemalink 2 dự kiến đi vào hoạt động từ quý 1/2025 được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng cho GMD trong dài hạn.
KBSV ước tính LNST của GMD năm nay có thể đạt 959 tỷ đồng, tăng 33% YoY, với dự kiến doanh thu thuần đạt 3.680 tỷ đồng tăng 15% YoY, cùng với đó cảng Gemalink đóng vai trò tăng trưởng lớn, dự kiến đạt mức lợi nhuận 174 tỷ đồng trong năm nay. Sử dụng phương pháp định giá từng phần (SOTP), KBSV đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GMD, giá mục tiêu 71.500 đồng/ cổ phiếu, tương ứng mức sinh lời 37,5% so với giá đóng cửa ngày 10/08/2022.
Xem thêm: Chứng khoán Mỹ tăng vọt, S&P 500 đạt mức cao nhất trong ba tháng