Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Chiến thuật thuốc độc là gì? Phân loại, ý nghĩa của từng chiến thuật thuốc độc và tại sao cần áp dụng chiến thuật này trong kinh doanh.
Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Chiến thuật thuốc độc là gì? Phân loại, ý nghĩa của từng chiến thuật thuốc độc và tại sao cần áp dụng chiến thuật này trong kinh doanh.
Chiến thuật thuốc độc (Poison Pill) là chiến thuật phòng thủ được công ty mục tiêu sử dụng để ngăn chặn nỗ lực thâu tóm từ các công ty đối thủ.
"Viên thuốc độc" có nghĩa là một thứ khó nuốt, khó chấp nhận. Các công ty mục tiêu là đối tượng bị nhắm đến sử dụng chiến thuật thuốc độc khiến giá trị cổ phiếu của chính công ty đó sẽ giảm, từ đó gây ra bất lợi cho công ty hoặc những cá nhân mua lại.
Đây là chiến lược các tập đoàn hoặc các doanh nghiệp sử dụng nhằm chống lại âm mưu thâu tóm của công ty đối thủ. Chiến lược này được đưa vào sử dụng chủ yếu trong các vụ sáp nhập mang tính thù địch (hostile takeover) hoặc các vụ sáp nhập vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các cá thể công ty có nguy cơ bị sáp nhập. Thường thì những trường hợp sáp nhập kiểu này sẽ dễ dẫn tới tâm lý thù địch và gây ra nhiều mâu thuẫn giữa nhân viên của công ty định tiến hành sáp nhập với công ty mục tiêu.
=> Xem thêm: Cổ phiếu viễn thông kéo chứng khoán Mỹ sụt giảm mạnh
Công ty mục tiêu sử dụng chiến lược thuốc độc để khiến cho cổ phiếu của công ty mình không còn hấp dẫn đối với công ty sáp nhập. Có hai dạng chiến thuật "thuốc độc":
- Loại "flip-in": Các cổ đông hiện tại của công ty mình (trừ công ty đối thủ) được phép mua nhiều cổ phần hơn tại mức giá chiết khấu đã công khai. Bằng việc mua thêm cổ phiếu ở mức giao dịch thấp, các nhà đầu tư có thể dễ dàng kiếm được lợi nhuận ngay lập tức và quan trọng hơn là có tác động pha loãng lượng cổ phần do công ty đối thủ đang nắm giữ. Chính vì thế, việc thâu tóm, sáp nhập của công ty đối thủ sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
- Loại "flip-over": cho phép các cổ đông của công ty được quyền mua cổ phiếu của công ty sau khi đã sáp nhập với mức giá thấp. Ví dụ, các cổ đông có thể mua cổ phiếu của công ty mới được hình thành sau sáp nhập với mức giá ưu đãi, có thể đổi cổ phiếu cũ lấy cổ phiếu mới với tỉ lệ 2-1. Khi đó lợi ích của công ty sáp nhập dần bị pha loãng. Từ đó, mong muốn tiến hành sáp nhập của công ty này cũng giảm dần.
- Bảo vệ số đông các cổ đông thiểu số và để tránh những thay đổi kiểm soát hoặc quản lí hoàn toàn từ một phía công ty.
- Việc thực hiện chiến thuật thuốc độc không phải lúc nào cũng cho thấy công ty không sẵn sàng cho việc bị mua lại. Chiến thuật thuốc độc có thể được thực hiện vì một đích đơn giản là công ty mục tiêu muốn được định giá sáp nhập cao hơn và nhận được các điều khoản có lợi hơn từ việc mua lại.
=> Xem thêm: Phẫn nộ vì tiền ảo bị thao túng, cộng đồng mạng lập đồng coin STOPELON nhằm 'lật đổ' Elon Musk
- Để tăng thị phần kinh doanh của công ty trên thị trường, chiến lược sáp nhập, mua lại hay hợp tác chiến thuật với các công ty ngang hàng, đối thủ cạnh tranh trong cùng thị trường cũng là điều cần thiết.
- Tuy nhiên, người sáng lập hoặc chủ sở hữu của công ty mục tiêu luôn muốn giữ một mức quyền hạn nhất định đối với hoạt động kinh doanh của công ty họ xuất phát từ nhiều lí do khác nhau. Do vậy, ban quản lý công ty có thể đưa ra lời từ chối đối với các thỏa thuận mua lại mà mình không mong muốn.
Nhiều trường hợp không có phản hồi tích cực từ phía giám đốc, ban quản lí của công ty mục tiêu, những đối thủ cạnh tranh vẫn có mong muốn mua lại đã cố gắng thâu tóm công ty mục tiêu bằng cách trực tiếp đến găp các cổ đông của công ty, đấu tranh để thay thế quản lí, điều này tạo thành sự thâu tóm thù địch ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội bộ công ty mục tiêu.
- Chiến thuật thuốc độc được phác thảo ban đầu vào những năm 1980 với ý nghĩa ngăn chặn các công ty đối địch (Hostile firm) đàm phán với chủ đích mua lại cổ phần từ các cổ đông công ty mà thay vào đó khiến các công ty đối địch phải đàm phán với Ban giám đốc, những nhà lãnh đạo trực tiếp của công ty.