Chặng đường 70 năm xây dựng và tạo dấu ấn trong nền khoa học nước nhà

Thứ sáu, 28/01/2022 | 14:24 Theo dõi CFĐT trên

Với vị thế là trường đại học sư phạm ra đời sớm nhất của nền giáo dục cách mạng (11/10/1951), Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội luôn được xác định là trường đầu ngành trong hệ thống các trường đào tạo giáo viên của cả nước.

Chặng đường 70 năm xây dựng và tạo dấu ấn trong nền khoa học nước nhà
Chặng đường 70 năm xây dựng và tạo dấu ấn trong nền khoa học nước nhà

Trong 70 năm qua, Trường luôn phát huy được vai trò tiên phong trong sự nghiệp xây dựng nền giáo dục và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhà trường cũng sớm xây dựng những định hướng nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn (XH &NV), trong đó khoa học giáo dục là mục tiêu trọng tâm.

Nghiên cứu khoa học trong giai đoạn xây dựng nền móng cho đại học (1951-1986)

Ngay trong những năm đầu xây dựng, Trường ĐHSP Hà Nội đã đặt mục tiêu trở thành “một trung tâm nghiên cứu khoa học, một trạm thí nghiệm khoa học giáo dục quan trọng” của nền giáo dục và khoa học cách mạng mới. Đảng uỷ và Ban Giám hiệu xác định muốn xây dựng được một nền đại học tiên tiến phải tích cực tiến hành công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) và bắt tay vào NCKH ngay từ lúc bắt đầu để xây dựng nền móng cho đại học.

Thời gian này, Trường là nơi nhiều nhà khoa học lớn của đất nước như Lê Văn Thiêm, Đặng Thai Mai, Phạm Huy Thông, Nguyễn Thúc Hào, Dương Trọng Bái, Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Bá Thảo, Lê Khả Kế... cùng “hội tụ”, “chung tay” định hình và đặt những viên gạch đầu tiên cho hoạt động đào tạo và NCKH của Trường, góp phần đưa Nhà trường trở thành một trung tâm NCKH.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù cán bộ nhà trường vừa chiến đấu, tăng gia sản xuất, vừa giảng dạy và nghiên cứu, song công tác NCKH đã bước đầu được khẳng định với số lượng đề tài khoa học tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, ngay trong thời gian chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, hoạt động nghiên cứu vẫn tiếp tục được đẩy mạnh với tổng số 628 đề tài hoàn thành từ năm 1967 đến năm 1971 (Biểu đồ 1).

 Từ sau năm 1975, với nhiệm vụ xây dựng trường sư phạm trọng điểm, chuẩn mực, NCKH được xác định là phục vụ giáo dục- đào tạo và các lĩnh vực khác trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần III và IV vào các năm 1982, 1985 của Trường đều nhấn mạnh việc xây dựng mũi nhọn khoa học, ưu tiên phục vụ “Cải cách Giáo dục” và “Cải cách Sư phạm”, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nghiệp vụ, mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước.

Trong giai đoạn 1975-1985, mặc dù đất nước gặp nhiều khó khăn trong khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh,  điều kiện nghiên cứu thực địa khó khăn và nguy hiểm, tài liệu thiếu thốn, song hoạt động NCKH vẫn luôn được quan tâm và có những đóng góp rất tự hào cho nền khoa học nước nhà.

Đặc biệt, Nhà trường chú trọng xây dựng những “mũi nhọn khoa học” của từng khoa, tổ bộ môn; phát triển khoa học giáo dục và kết hợp khoa học cơ bản với khoa học giáo dục. Cán bộ Nhà trường đã hoàn thành hơn 200 đề tài NCKH các cấp (Biểu đồ 1), với số lượng các đề tài khoa học giáo dục và nghiên cứu ứng dụng dần chiếm tỉ lệ đáng kể.

11643354627.png
Số liệu giai đoạn 2001-2021, không tính nhiệm vụ và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ

Thập niên 1960, 1970 cũng là giai đoạn nhiều bộ giáo trình được biên soạn công phu, mang tính chất “khai phá” cho nhiều ngành khoa học tự nhiên, XH&NV, giáo dục ở Việt Nam được ra đời. Một số công trình tiêu biểu như Địa lí tự nhiên Việt Nam (Nguyễn Đức Chính chủ biên), Lí luận văn học (Nguyễn Lương Ngọc), Thiên nhiên Việt Nam (Lê Bá Thảo)... được nhiều trường đại học trên cả nước sử dụng trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.

Điểm đặc biệt, dù trong hoàn cảnh khó khăn về cơ sở vật chất do chiến tranh, Nhà trường sớm chú trọng xây dựng giáo trình riêng cho từng môn học, đã tiến hành nghiên cứu các lĩnh vực của khoa học giáo dục như: giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học bộ môn mà lúc bấy giờ chưa có cơ quan khoa học nào ở nước ta đảm nhiệm. Các hoạt động hội nghị khoa học toàn trường cũng bắt đầu được triển khai từ đầu những năm 1960.

Tạp chí Khoa học của Trường ra đời năm 1955, chỉ bốn năm sau khi thành lập trường, tiền thân là Bản tin hoạt động nghiên cứu khoa học, Tập san Đại học Sư phạm với vỏn vẹn vài chục trang. Ngay từ những ngày đầu, với quyết tâm đẩy mạnh nghiên cứu và công bố khoa học, việc xây dựng Bản tin và Tập san có sự chung tay nỗ lực của các Giáo sư đầu ngành như Đặng Thai Mai, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Trần Văn Giàu... Tạp chí Khoa học với bề dày lịch sử 66 năm là điều hiếm có ở một cơ sở giáo dục đại học nói chung và đại học sư phạm nói riêng.

Xemt thêm: Danh sách các trường đại học cho phép sinh viên đến trường học trực tiếp

Cũng từ cuối những năm 1950, Trường ĐHSP bắt đầu thiết lập mối quan hệ với các trường đại học và viện nghiên cứu ở một số nước xã hội chủ nghĩa. Năm 1956, những chuyên gia giáo dục đầu tiên của Liên Xô đã đến làm việc với Trường. Năm 1979, Trường ĐHSP Hà Nội và Trường ĐHSP Quốc gia Matxcơva mang tên Lênin đã kí kết văn bản hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Nghiên cứu khoa học trong giai đoạn Đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay)

Thực hiện sứ mệnh của một trường đầu ngành trong thời kỳ Đổi mới, Trường đặc biệt chú trọng đổi mới phương thức đào tạo, nghiên cứu và hợp tác, tạo bước phát triển rõ rệt trên con đường phấn đấu trở thành Trường ĐHSP mẫu mực và năng động. NCKH dần được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, và trở thành một trong hai nhiệm vụ chính của mỗi giảng viên nhà trường.

Trong thập niên 80 và 90, Nhà trường triển khai hàng loạt đề tài nghiên cứu và tổ chức nhiều hội thảo khoa học các cấp thành công, xây dựng được hệ thống giáo trình cốt lõi của các môn học. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ trở thành những tên tuổi lớn trong nền khoa học nước nhà như Bùi Văn Ba, Đỗ Hữu Châu, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hải Hà, Phan Trọng Luận, Phan Nguyên Hồng, Phan Cự Nhân, Lê Quang Long, Thái Trần Bái, Đặng Vũ Hoạt, Ngô Thúc Lanh, Hoàng Xuân Sính, Nguyễn Văn Khuê, Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên...

Một số Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao KH&CN được xây dựng như Trung tâm Nghiên cứu Rừng ngập mặn, Biên soạn sách giáo trình và giáo khoa, Giáo dục đặc biệt, Giáo dục Môi trường... Ban Hợp tác quốc tế cũng được thành lập ngay từ năm 1987, từ đó đã góp phần triển khai và mở rộng hợp tác khoa học quốc tế với các đối tác từ Bắc Mỹ, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Úc...

Xem thêm: Top 4 trường đại học kinh tế tốt nhất ở Anh

Cuối những năm 1980, Trường luôn dẫn đầu trong tổ chức “Tuần khoa học sinh viên” với trọng tâm là “Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học”, góp phần thúc đẩy phong trào “Sinh viên nghiên cứu khoa học” trong các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc từ năm 1990.

Năm 2000, Trường thực hiện xây dựng Trường ĐHSP trọng điểm  theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/HNTW (1996) với nhiệm vụ cụ thể đào tạo giáo viên có chất lượng cao, NCKH đạt trình độ tiên tiến - tiềm lực nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của hệ thống sư phạm và giáo dục phổ thông. Tinh thần tích cực đổi mới, hội nhập trong khoa học và công nghệ (KH&CN) liên tục được quán triệt và nhấn mạnh trong các Đại hội Đại biểu Đảng bộ Trường ĐHSP Hà Nội lần thứ XIII nhiệm kì 2015-2020, lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 – 2025. Kết quả, số lượng đề tài và dự án KH&CN các cấp của cán bộ nhà trường tăng đáng kể với con số hơn 2700 đề tài kể từ năm 2001 đến nay (Biểu đồ 1).

Bên cạnh đó, số lượng bài báo khoa học công bố trong và ngoài nước tăng nhanh và mạnh, đặc biệt là công bố quốc tế (Biểu đồ 2). Trong 5 năm gần đây, Trường luôn là một trong 10 trường Đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có số lượng công bố quốc tế trong danh mục ISI lớn nhất.

21643354627.png
Số liệu giai đoạn 2001-2021

Ngay từ giai đoạn 2006-2010, Trường đã hình thành và phát triển được một số nhóm nghiên cứu như vật lý lý thuyết, vật liệu tiên tiến, toán giải tích, hóa hữu cơ, hóa lí, giáo dục đặc biệt, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục STEM… Các nhóm nghiên cứu này luôn dẫn đầu về số lượng đề tài nghiên cứu, công bố khoa học cũng như các hoạt động hợp tác quốc tế trong KH&CN. Đặc biệt, vào năm 2018 và 2019 lần đầu tiên các cán bộ nhà trường có công bố trên tạp chí Science, Scientific Reports - những tập san khoa học hàng đầu thế giới.

Hoạt động KH&CN của Trường luôn hướng tới đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đời sống sản xuất và xã hội. Các nhiệm vụ khoa học bám sát yêu cầu của ngành, của đất nước, các kết quả nghiên cứu được phổ biến và sử dụng trong toàn quốc thông qua nhiều kênh khác nhau.

Xem thêm: William Delbert Gann: Sử dụng hình học, chiêm tinh học, toán học cổ đại để 'bói' thị trường tài chính

Với những nỗ lực đó, Trường đã được Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều lần trao bằng khen cho đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong NCKH và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều kết quả nghiên cứu không chỉ có đóng góp cho khoa học mà còn có giá trị ứng dụng thực tiễn cao, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của các địa phương và đất nước.

Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên – công nghệ của Trường đã có kết quả áp dụng vào thực tiễn của đời sống và sản xuất  như: Nghiên cứu về sinh học, sinh thái của cây ngập mặn góp phần tổ chức bảo vệ, phục hồi nhiều cánh rừng ngập mặn dọc theo bờ biển đất nước; Nghiên cứu và chọn tạo thành công 3 giống lúa đột biến, giống mới cấp quốc gia DT-16, DT 21 và tám thơm đột biến; Nghiên cứu ứng dụng tuyển chọn các chủng nấm men trong lên men rượu, vi khuẩn trong lên men giấm, lên men lactic để sản xuất rượu vang, rượu cao độ góp phần tạo ra các thương hiệu sản phẩm như rượu vang Thăng Long, rượu vang và rượu brandy Ông Hào… Hiện nay, Trường đã có 6 bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích.

Là trường sư phạm đầu ngành, các đề tài nghiên cứu về khoa học giáo dục, khoa học sư phạm của nhà trường phong phú, đi sâu đề cập nhiều khía cạnh lý luận cũng như thực tiễn của giáo dục Việt Nam. Cán bộ Nhà trường luôn là lực lượng chủ chốt trong các cuộc cải cách, đổi mới giáo dục phổ thông và đại học cũng như biên soạn sách giáo trình, giáo khoa các môn học ở phổ thông.

Xem thêm: Nhiều trường điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh đại học vì dịch Covid-19

Hiện nay, nhiều đề tài mang tính “khai phá” như Giáo dục bảo vệ môi trường, Giáo dục STEM, Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, Giáo dục đặc biệt cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ, đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018… đã được Trường xây dựng và tập trung nghiên cứu phát triển.

Kết quả nghiên cứu sau khi nghiệm thu đã được đưa vào áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thông như: tài liệu Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ tại Việt Nam; mô hình hoạt động tư vấn tâm lý học đường trong nhà trường phổ thông, phát triển chương trình nhà trường, hoạt động trải nghiệm…

Với thành tích NCKH nổi trội, nhiều giảng viên của Trường đã vinh dự được nhận các giải thưởng lớn về KH&CN trong và ngoài nước như 15 Giải thưởng Hồ Chí Minh và 12 Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ, 1 giải thưởng quốc tế Cosmos (2008), 1 giải thưởng tập thể Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam VIFOTEC 2014, Nhân tài đất Việt 2009, Bông lúa vàng, Phụ nữ sáng tạo… Trường ĐHSP Hà Nội cũng là trường đầu tiên trong hệ thống các trường Sư phạm toàn quốc tổ chức trao Giải thưởng Khoa học Công nghệ cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong NCKH từ năm 2009.

Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với công tác đào tạo và phát triển đội ngũ của Nhà trường

Hoạt động NCKH trước hết đã và đang góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, ươm tạo các nhà khoa học trẻ tài năng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, phát triển môi trường học thuật và tiềm lực khoa học của Nhà trường. Với những thành tựu nổi trội về đào tạo và khoa học, năm 1977, Trường là 1 trong 6 cơ sở được Nhà nước giao cho đào tạo sau đại học sớm nhất cả nước.

Ngay trong những đợt phong học hàm đầu tiên vào năm  1980 và 1984, 46 cán bộ của Trường được Hội đồng Chức danh Nhà nước phong tặng chức danh PGS và GS như Nguyễn Cảnh Toàn, Dương Trọng Bái, Lê Bá Thảo, Hoàng Xuân Sính, Ngô Thúc Lanh… Trong các đợt phong học hàm sau đó, số lượng cán bộ được phong học hàm luôn chiếm tỉ lệ cao, với nhiều PGS, GS trẻ nhất cả nước (tại thời điểm được phong) như Nguyễn Quang Diệu, Phạm Hoàng Hiệp, Sĩ Đức Quang, Cung Thế Anh…

Xem thêm: Top 8 trường đại học có chất lượng đào tạo tốt nhất ở Hà Nội

Hiện nay, trong quá trình xét duyệt đề tài, bồi dưỡng và tập huấn, Nhà trường cũng luôn quan tâm, chú ý tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ trẻ để phát triển đội ngũ. Hệ thống đề tài cấp Trường được xây dựng từ những ngày đầu mới thành lập Trường hiện tiếp tục góp phần đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu của đội ngũ cán bộ trẻ, hình thành các hướng đề tài cấp cao hơn và phục vụ các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khác của từng đơn vị.

Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ trẻ có cơ hội tiếp cận với các hướng nghiên cứu mới và được gửi đi đào tạo tại nhiều quốc gia phát triển khác. Phát huy vai trò đi đầu, Trường cũng là đơn vị khởi xướng tổ chức hội thảo khoa học dành cho cán bộ trẻ các trường đại học sư phạm toàn quốc định kỳ 2 năm/lần luân phiên ở các trường sư phạm.

Các kết quả nghiên cứu của giảng viên thường được tích hợp và ứng dụng ngay vào các hoạt động giảng dạy của mình như bổ sung làm mới nội dung môn học, chương trình đào tạo đại học và sau đại học, cập nhật vào các hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Do vậy, hoạt động NCKH đã góp phần chủ yếu cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Các nhiệm vụ nghiên cứu cũng bổ sung nguồn sách chuyên khảo, giáo trình, sách tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, cho dạy và học ở các trường sư phạm và giáo dục phổ thông.

Hướng tới tương lai

Với vị trí và vai trò hiện tại, khi bước sang thế kỷ của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, Trường ĐHSP Hà Nội cũng đã xây dựng những mục tiêu mới phù hợp cho chiến lược KH&CN. Tầm nhìn mới được xác định: “Đến năm 2030, Trường ĐHSP Hà Nội sẽ có những kết quả vượt trội trong nghiên cứu khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên chất lượng cao ở tầm quốc gia và quốc tế.” Sáng tạo là đặc trưng tạo nên giá trị khác biệt và vượt trội của Nhà trường, vì thế mỗi giảng viên, sinh viên đều được tạo cơ hội tốt nhất để phát huy tư duy sáng tạo trong dạy học cũng như nghiên cứu để tạo ra những tri thức mới bằng các giải pháp khoa học và phục vụ cho phát triển giáo dục.

Cụ thể, Nhà trường xây dựng các chính sách phù hợp với các quy định của Quốc gia, của Ngành và đặc thù của Trường nhằm cải thiện điều kiện, khuyến khích và thể chế hoá hoạt động nghiên cứu; Phát triển đội ngũ nhân lực đáp ứng định hướng và quá trình hội nhập quốc tế của nhà trường; chú trọng đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sỹ được đào tạo từ nước ngoài, đặc biệt là các giảng viên thuộc lĩnh vực Khoa học giáo dục;

Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh nhằm thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu có giá trị khoa học, ứng dụng cho Trường, cho Ngành và tư vấn chính sách giáo dục, chính sách khoa học công nghệ quốc gia; đẩy mạnh hơn nữa nghiên cứu khoa học giáo dục; nâng cao chất lượng NCKH thông qua việc gia tăng các công bố trên tạp chí thuộc danh mục WoS, SCOPUS và hoạt động sở hữu trí tuệ & chuyển giao công nghệ; đẩy nhanh tiến độ hội nhập quốc tế trong KH&CN của Trường. Bằng cách thực hiện các mục tiêu này, Trường ĐHSP Hà Nội xác định trách nhiệm tiên phong trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, từ đó hướng tới thực hiện các giá trị nhân văn phục vụ cộng đồng.

Xem thêm: Top 7 trường đại học có mức học phí cao nhất ở Việt Nam

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu qua các thời kỳ và sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ cán bộ, sinh viên, hoạt động khoa học công nghệ của Trường ĐHSP Hà Nội ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Trường được vào top 10 các trường đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng các trường đại học ở Châu Á của tổ chức QS năm 2021, trong đó các tiêu chí về KH&CN chiếm 60% kết quả đánh giá.

Bề dày truyền thống lịch sử sẽ là điểm tựa cho thế hệ trẻ Nhà trường tiếp tục có những bước đi mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên, trong giai đoạn lịch sử mới với những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi Nhà trường có những hoạt động KH&CN phù hợp để tạo ra đột phá giữ vững vị trí đầu tàu trong hệ thống các trường đào tạo sư phạm.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Từ 27/1, Bình Định không hạn chế thời gian hoạt động của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh

Từ 27/1, Bình Định không hạn chế thời gian hoạt động của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh

Ngày 27/1/2022, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản số 528/UBND-VX về việc không hạn chế thời gian hoạt động của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Đảm bảo điện an toàn, ổn định trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022

Đảm bảo điện an toàn, ổn định trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022

Theo số liệu dự báo, trong kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần công suất phụ tải toàn quốc vào giờ thấp điểm trưa có thể giảm còn 14.500 MW đến 16.000 MW, giờ thấp điểm đêm chỉ đạt xấp xỉ 13.000 MW.
Tạm dừng tổ chức lễ hội Chùa Hương

Tạm dừng tổ chức lễ hội Chùa Hương

UBND huyện Mỹ Đức thông báo về việc tạm dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan tại di tích, thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Bộ Xây dựng mới có công văn 261/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
5 mẹo để tránh bị lừa khi sử dụng ứng dụng thanh toán

5 mẹo để tránh bị lừa khi sử dụng ứng dụng thanh toán

Theo CFA, tỷ lệ gian lận trong ứng dụng thanh toán di động cao gấp 3 - 4 lần so với các phương thức thanh toán truyền thống. Không ít kẻ đang lợi dụng điều này để lừa đảo.
Gần 70% ca nhiễm Omicron là các trường hợp tái nhiễm

Gần 70% ca nhiễm Omicron là các trường hợp tái nhiễm

Theo nghiên cứu hàng tháng Đánh giá về sự lây lan trong cộng đồng theo thời gian thực (REACT) của Đại học Hoàng gia London (Anh), biến thể Omicron gần như đã thay thế hoàn toàn biến thể Delta tại Anh với phần lớn ca nhiễm Omicron là các trường hợp tái nhiễm.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp