Bộ Y tế thu hồi văn bản danh mục 12 sản phẩm hỗ trợ điều trị COVID

Thứ hai, 26/07/2021 | 19:45 Theo dõi CFĐT trên

Công văn “Tăng cường phòng chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu”, trong đó nêu tên 12 loại sản phẩm dùng “phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19” đã được Bộ Y tế quyết định thu hồi...

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký quyết định thu hồi Công văn số 5944/BYT-YHCT về việc “Tăng cường phòng chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu” do Bộ này ban hành.

Lý do thu hồi được nêu ra là vì "có một số nội dung chưa phù hợp".

Văn bản thu hồi được gửi đến cả Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long để báo cáo.

Liên quan đến công văn số 5944/BYT-YHCT về việc “Tăng cường phòng chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu” do Bộ Y tế ban hành ngày 24/7/2021 nói trên, sáng ngày 26/7, ông Nguyễn Thế Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền cho biết: Để tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế về việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu phục vụ cho công tác phòng chống dịch COVID-19, Cục Y Quản lý Y Dược học cổ truyền đã nhận được sự hỗ trợ ủng hộ các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu của một số doanh nghiệp hỗ trợ trong thời gian diễn ra dịch ở Bắc Giang và Bắc Ninh.

Cục đã thành lập Hội đồng chuyên môn xem xét, đánh giá thành phần công thức của các sản phẩm mà các công ty ủng hộ cũng như những chế phẩm của hai bệnh viện: Y học cổ truyền Bộ Công an và Y học cổ truyền Quân đội, đưa vào điều trị, hỗ trợ điều trị, chăm sóc y tế cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến của Bắc Giang, cho thấy kết quả bước đầu an toàn và có hiệu quả.

Trong đợt dịch ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, để kết hợp các phương pháp của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe, Cục tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Bộ và Bộ phận Thường trực của Bộ Y tế tại phía Nam về việc tiếp nhận sự hỗ trợ các sản phẩm y học cổ truyền và sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu để sử dụng phù hợp cho những người là F1 đang cách ly tập trung và F0 không có triệu chứng hoặc mức độ nhẹ và vừa.

Đồng thời, Cục cũng đã hướng dẫn các đơn vị y học cổ truyền trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 tham khảo, nghiên cứu để có thể xây dựng các bài thuốc y học cổ truyền và tiếp tục đánh giá tính an toàn, hiệu quả.

“Tuy nhiên, sau khi công văn số 5944/BYT-YHCT được ban hành, chúng tôi đã nhận được một số thông tin phản ánh về một số nội dung chưa phù hợp, gây hiểu nhầm, có nguy cơ tích trữ, nâng giá bán làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và tâm lý người dân.” – Văn bản của Quản lý Y Dược cổ truyền phân bua.

“Sau khi tiếp nhận các thông tin phản ánh và sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế liên quan đến công văn 5944/BYT-YHTC, chúng tôi đã rà soát lại nội dung. Với vai trò là cơ quan tham mưu, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền nhận thấy đây là sơ suất trong quá trình soạn thảo, tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ban hành, dẫn đến một số nội dung chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Cục đã phối hợp với các Vụ/Cục liên quan rà soát, báo cáo, đề xuất Lãnh đạo Bộ thực hiện thủ tục thu hồi công văn theo đúng quy định”- Ông Nguyễn Thế Thịnh, - Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền cho biết.

Ông Nguyễn Thế Thịnh cho biết thêm: Lãnh đạo Bộ Y tế cũng giao Cục Quản lý Y Dược cổ truyền khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát để có hướng dẫn phù hợp nhằm bảo đảm huy động được mọi nguồn lực cho công tác phòng chống dịch.

Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền cũng khuyến cáo người dân không tự tìm mua các sản phẩm dù là thuốc nói chung hay kể cả sản phẩm y học cổ truyền vì những sản phẩm này đều phải sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Trước đó, hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu được ban hành kèm theo công văn 5944/BYT-YHCT nói trên nêu rõ tên 12 loại "thuốc cổ truyền" được Bộ Y tế cho phép dùng phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19, bao gồm sản phẩm đã bào chế lẫn vị thuốc như sau:

1. Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an);

2. Viên nang Kovir (Công ty Cổ phần Sao Thái Dương);

3. Bạch địa căn (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an);

4. Siro Viêm họng (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an);

5. Siro Dưỡng âm bổ phế (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an);

6. Siro Ngân kiều (Viện YHCT Quân đội - Bộ Quốc phòng);

7. Hạnh tô (Bệnh viện YHCT Trung ương);

8. Vệ khí khang (Viện YHCT Quân đội - Bộ Quốc phòng);

9. Hoạt huyết Nhất Nhất (Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất);

10. Imboot;

11. Xuyên tâm liên;

12. Nasagast – KG

Ngay sau khi thông tin được đăng tải, nhiều người dân đã đổ xô đi tìm mua các loại thuốc nói trên, khiến cho giá của các sản phẩm tăng vọt. Đặc biệt, trên mạng xã hội còn xuất hiện những bài viết quảng cáo công dụng của viên nang KOVIR là “uống chỉ 1-2 ngày đã hết triệu chứng bệnh COVID-19 như ho, sốt…”, mặc dù thành phần của loại viên nang này chỉ có sữa non và tỏi tươi.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Ngày 26/7: Cả nước thêm hơn 7.800 ca mắc mới COVID-19

Ngày 26/7: Cả nước thêm hơn 7.800 ca mắc mới COVID-19

Tính từ 6h đến 18h30 ngày 26/7 có 5.174 ca mắc mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 5.155 ca ghi nhận trong nước, nâng tổng số ca mắc mới trong ngày lên con số 7.882 ca. Trong số đó, Hà Nội hôm nay có tới 81 ca bệnh.
Xác định 24 ca mắc COVID-19 tại bệnh viện Phổi Hà Nội

Xác định 24 ca mắc COVID-19 tại bệnh viện Phổi Hà Nội

Bệnh viện Phổi Hà Nội đã nhận được thông báo 24/29 mẫu bệnh phẩm được khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 (do CDC Hà Nội thực hiện)…
Sáng 26/7: Thêm 2.700 ca mắc mới COVID-19 và 154 ca tử vong

Sáng 26/7: Thêm 2.700 ca mắc mới COVID-19 và 154 ca tử vong

Tính từ 19h ngày 25/7 đến 6h ngày 26/7, cả nước có thêm 2.708 ca mắc mới COVID-19, trong đó 04 ca nhập cảnh và 2.704 ca trong nước.
Đầu tư bất động sản châu Á - TBD nửa đầu năm 2021 tăng 39% so với cùng kỳ năm 2020

Đầu tư bất động sản châu Á - TBD nửa đầu năm 2021 tăng 39% so với cùng kỳ năm 2020

Khối lượng đầu tư bất động sản thương mại Châu Á Thái Bình Dương nửa đầu năm 202 đạt 83,5 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực hậu cần và công nghiệp tiếp tục gia tăng, thị trường văn phòng và bán lẻ cũng ghi nhận sự phục hồi liên tục trong khu vực.
HAGL dừng bán cổ phiếu HNG, tỷ phú Trần Bá Dương cho vay thêm 600 tỷ

HAGL dừng bán cổ phiếu HNG, tỷ phú Trần Bá Dương cho vay thêm 600 tỷ

HAGL Agrico đón nhận tin tích cực khi BIDV cam kết hoàn trả 3 giấy tờ đất cho Thagrico. Với việc HAGL dừng bán cổ phiếu HNG, "vết rạn" trong mối duyên giữa "Bầu" Đức và tỷ phú Trần Bá Dương đã được vá.
Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ rủi ro khi quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ rủi ro khi quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) cho biết, lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt 192.203 tỷ đồng, trong đó TPDN phát hành riêng lẻ đạt 176.828 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp