Bộ Y tế: Nhiều đối tượng cố tình đưa vào Việt Nam vật tư y tế chống dịch đã qua sử dụng

Thứ bảy, 19/02/2022 | 16:06 Theo dõi CFĐT trên
Xe tải chở vật tư y tế không rõ nguồn gốc, đã qua sử dụng bị bắt giữ tại TP HCM. Ảnh Cục QLTT TP HCM
Xe tải chở vật tư y tế không rõ nguồn gốc, đã qua sử dụng bị bắt giữ tại TP HCM. Ảnh Cục QLTT TP HCM

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực Y tế.

Văn bản của Bộ Y tế nêu rõ: thời gian qua công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, các lực lượng chức năng đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhiều vụ việc vi phạm, góp phần làm trong sạch, lành mạnh thị trường tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Tuy nhiên công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực y tế quản lý vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều vụ việc vi phạm vẫn xảy ra và không ngừng gia tăng ở nhiều nơi.

Đáng chú ý, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, một số đối tượng đã cố tình tìm cách đưa vào thị trường Việt Nam nhiều mặt hàng liên quan đến phòng chống dịch bệnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm chất lượng, an toàn như bộ đồ bảo hộ chống dịch, khẩu trang y tế, thuốc điều trị COVID-19, máy tạo oxy, kit xét nghiệm COVID-19, nước sát khuẩn, găng tay y tế đã qua sử dụng,... gây ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, chống dịch, đồng thời ảnh hưởng lớn đến lòng tin của người tiêu dùng.

Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực y tế quản lý, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nội dung công việc, cụ thể:

Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể người dân trong việc tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung tránh gây chống chéo, tạo lỗ hổng pháp lý trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực y tế.

Đẩy mạnh rà soát các hoạt động cấp phép cho sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng: Thuốc phòng, bệnh, chữa bệnh, mỹ phẩm, thực phẩm, hóa chất, thiết bị và các mặt hàng phục vụ công tác phòng dịch như trang phục bảo hộ, gang tay, khẩu trang y tế,... để đảm bảo vừa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho chức, cá nhân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, vừa bảo đảm làm tốt công tác công tác đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng cường công tác thanh kiểm tra nhất là tại các địa bàn trọng điểm dễ xảy ra việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm.

Đồng thời tăng cường trao đổi thông tin liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng giữa ngành y tế với các lực lượng chức năng trên địa bàn nâng cao hiệu lực, hiểu quả công tác đấu tranh chông buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Hoàng Hải
Theo VnMedia.vn Copy
2 di chứng nội tạng nặng nề nhất của bệnh nhân COVID-19

2 di chứng nội tạng nặng nề nhất của bệnh nhân COVID-19

Theo chuyên gia với tình trạng khó thở các mức độ từ nhẹ đến nặng; ho kéo dài, đau tức ngực; suy giảm chức năng... mọi người không nên chủ quan với 2 di chứng ở nội tạng nặng nề nhất mà hậu COVID-19 gây ra dưới đây.
F0 hoang mang, tự xoay xở điều trị tại nhà

F0 hoang mang, tự xoay xở điều trị tại nhà

Thời điểm này, số ca mắc Covid-19 trên cả nước tiếp tục tăng cao. Dù đã có kế hoạch cũng như quy định trong việc theo dõi F0 tại nhà, nhưng thực tế hiện nay nhiều F0 vẫn khó tiếp cận với y tế cơ sở dẫn đến hoang mang trong việc điều trị.
Hà Nội: Hơn 126.000 F0 đang điều trị, số ca nguy kịch tăng

Hà Nội: Hơn 126.000 F0 đang điều trị, số ca nguy kịch tăng

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện Hà Nội có hơn 126.000 F0 đang điều trị, trong đó có 4.000 ca nhập viện, số ca nặng, nguy kịch đang tăng.
Ngành chip thế giới đang 'khát' nhân lực chưa từng thấy

Ngành chip thế giới đang 'khát' nhân lực chưa từng thấy

Các nhà sản xuất chip lớn toàn cầu đã công bố các kế hoạch mở rộng hoạt động với tổng mức đầu tư hơn 370 tỷ USD. Điều này khiến “cơn khát” nhân sự diễn ra trên khắp thế giới.
Facebook đổi tên News Feed thành Feed

Facebook đổi tên News Feed thành Feed

Sau khi đổi tên từ Facebook thành Meta, công ty tiếp tục thực hiện thay đổi nữa với một tính năng lâu đời trên trang mạng xã hội đông người dùng nhất thế giới.
Ấn Độ 'cấm cửa' 54 ứng dụng Trung Quốc

Ấn Độ "cấm cửa" 54 ứng dụng Trung Quốc

Ấn Độ mới đây đã cấm truy cập 54 ứng dụng của Trung Quốc trên cửa hàng ứng dụng Play Store của Google.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp