Phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, nhà ở xã hội là trăn trở rất lớn đối với trách nhiệm của Nhà nước và tình hình xã hội của chúng ta. Đây là chủ trương lớn kiên định, đảm bảo quyền của người dân được tiếp cận nhà ở.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, qua rà soát, đánh giá cho thấy, mặc dù trong thời gian qua hết sức được quan tâm nhưng rõ ràng chuỗi cung ứng nhà ở xã hội, trong đó đối tượng là người thu nhập trung bình rất khó tiếp cận nhà ở với giá cả như hiện nay. Với đồng lương của họ, trong vòng 20 năm, để tiếp cận nhà ở khá khó khăn. Trong khi đó, các đối tượng xã hội thụ hưởng, tính cả đô thị và nông thôn, mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách nhưng vẫn còn nhiều vấn đề.
Thứ hai là quan điểm đối với vấn đề nhà ở xã hội cần sự thống nhất chung để các nhà đầu tư, cũng như đối tượng tiếp cận nhà ở xã hội không mặc cảm, không hiểu sai. Có nghĩa là nhà ở xã hội bảo đảm đồng bộ trong quy hoạch về phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị nếu đó là đô thị hoặc nếu ở nông thôn, chúng ta không làm tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng của nhà ở xã hội khác với nhà ở bình thường. Như vậy không có nghĩa hoàn toàn tất cả nhưng về mức độ an toàn, môi trường, hạ tầng, kỹ thuật xã hội thì nhu cầu sống phải bảo đảm được.
Liên quan đến các chính sách phải hết sức đồng bộ, toàn diện. Về quy hoạch hiện nay, trong đó về sử dụng đất đai, chúng ta đã có quy hoạch nhà ở đô thị tại nông thôn. Như vậy phải khẳng định, trong quy hoạch đô thị ở nông thôn, chúng ta hoàn toàn tính toán được, nhưng hiện nay tôi cho rằng đang rất thiếu. Nếu lấy tiêu chí trung bình thu nhập khoảng 15 năm có thể tiếp cận mua nhà ở với diện tích tối thiểu, thì từ đó mới xác định được. Vì đây là nhu cầu thực tế và quyền của người dân nên từ góc độ này cần cân nhắc, tính toán kỹ tiêu chí thế nào là đối tượng cần sự quan tâm của Nhà nước để họ có quyền được mua nhà.
"Nếu tính toán ở đô thị, ở nông thôn, qua thu nhập chính thức ổn định thì tính toán được, còn có những thu nhập hiện nay là lao động, việc làm không thường xuyên theo thời vụ… thì không đơn giản. Đối tượng này đều có những yêu cầu và quyền mua, do đó phải đánh giá lại cho trúng và đúng nhu cầu này", Bộ trưởng nêu.
Phải nhìn nhận một điều, hiện nay nhu cầu nhà ở thương mại là rất bình thường và cũng là hoạt động bình thường của thị trường. Nhưng cần cân đối lại với tình hình dân số và dân số tăng thì chúng ta phải đánh giá hai yếu tố này. Từ đó để tính toán, cân nhắc, bố trí quỹ đất cho chuỗi cung ứng thương mại chất lượng cao với chuỗi cung ứng đối với người thu nhập trung bình. Hiện nay chúng ta đang có sự mất cân đối ở khu vực mà chúng ta gọi là các đối tượng xã hội. Vấn đề này cần phải rà soát, đánh giá lại, từ đó có quy hoạch quỹ đất. Tôi cũng đồng tình với việc hiện nay có những yếu tố không đoán định được, như khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển, các quy hoạch của địa phương tính toán dựa trên số liệu dự báo chưa đạt được.Việc đó làm cho khó khăn, dự báo này phải gắn với trách nhiệm của các nhà đầu tư. Bên cạnh Nhà nước, chính quyền địa phương tính toán cân đối để quy hoạch thì các quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải gắn với việc họ phải dự báo, chịu trách nhiệm với nhu cầu về nhà ở, nhu cầu xã hội thiết yếu gắn với phát triển hạ tầng. Tôi không muốn nói cứ mỗi khu công nghiệp kèm theo đó là quy hoạch khuôn gồm khu nhà ở, trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại… Phải tính toán trong quy hoạch chung của địa phương. Bên cạnh Nhà nước đứng ra lo nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, chúng ta có những ưu tiên, nhưng các doanh nghiệp đầu tư bất động sản cũng cần phải có trách nhiệm xã hội.
"Các doanh nghiệp đầu tư bất động sản hoàn toàn có thể có những đóng góp, trách nhiệm của các nhà đầu tư đưa một lúc mấy chục nghìn công nhân vào thì địa phương phải cùng họ tính toán. Đồng thời, yêu cầu ngoài trách nhiệm sản xuất thì các nhà đầu tư cũng cần phải có trách nhiệm về nhà ở và điều kiện thiết yếu cho người lao động. Vấn đề này cũng phải gắn với trách nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài không các nhà đầu tư nước ngoài cũng đẩy hết gánh nặng lên chúng ta. Ví dụ, Đồng Nai, Bình Dương đang phái gánh trách nhiệm rất lớn về nhà ở xã hội. Đâu đó ở các đô thị bộc lộ vấn đề chính quyền địa phương không nắm rõ được bao nhiêu và cũng không đánh giá được nhu cầu thực tế của công nhân. Trên thực tế, hạ tầng và sự gia tăng lực lượng tự do đang vượt rất nhiều lần, từ đó không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về môi trường và chất lượng cuộc sống", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong vấn đề liên quan đến thuế, theo Bộ trưởng, nên có gói chính sách đầy đủ, để đối với những đối tượng này, có ràng buộc trách nhiệm, cam kết lao động ổn định lâu dài của người được tiếp cận nhà ở trước cơ quan hữu quan. Phải củng cố và bảo đảm tính pháp lý, bảo đảm cho họ tiếp cận nguồn vốn, chúng ta phải tính toán. Đây là trách nhiệm rõ ràng, Nhà nước bảo hộ, Nhà nước cũng phải tăng cường trách nhiệm với các chủ thể thông qua hợp đồng dân sự. Tôi đồng tình với việc có quy hoạch đồng bộ, đầy đủ, quan trọng nhất là nguồn vốn ở đâu thì chúng ta đang nhìn vào 3 nguồn vốn của: Nhà nước; các doanh nghiệp thiện nguyện, bất động sản. Các doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn cần phải tham gia, bắt buộc phải tham gia. Nếu chúng ta có quy hoạch tổng thể về mặt đô thị, nông thôn; có thiết kế cụ thể, kể cả về mặt tiêu chuẩn, kỹ thuật thì hoàn toàn huy động thêm xã hội hóa, nghĩa là những người dân có đất ở, đang sở hữu đất có thể tham gia, đáp ứng được các tiêu chuẩn nói chung.
Phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp diễn ra sáng 1/8 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nêu ra hàng loạt nguyên nhân khiến cho việc phát triển nhà ở xã hội gặp khó.
Việc tăng giá đến từ nhiều yếu tố khác như giá xăng dầu, vật liệu xây dựng, nhân công đều tăng, cuộc chiến tranh địa chính trị giữa Nga và Ukraine, lạm phát, theo chuyên gia.
Mặc dù phải trích lập dự phòng nợ xấu của 4 hãng hàng không nhưng Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) vẫn ghi nhận doanh thu và lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay tăng mạnh.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.