Bộ Tài chính: Không để tình trạng găm hàng sốt giá

Chủ nhật, 25/07/2021 | 09:55 Theo dõi CFĐT trên

Trước diễn biến của dịch Covid-19 đang có nhiều biến đổi khó lường, Bộ Tài chính liên tục bám sát tình hình diễn biến của thị trường trong từng thời điểm, dự báo xu hướng thị trường nhằm tham mưu giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những giải pháp điều hành cụ thể để bình ổn thị trường…

Theo Bộ Tài chính, trong thời điểm một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 đã xảy ra hiện tượng tăng giá một số mặt hàng chủ yếu do nguồn cung bị gián đoạn và nhu cầu mua sắm tích trữ nhu yếu phẩm của người dân tăng cao nên tại một số thời điểm chưa kịp đáp ứng đủ nhu cầu. Trong bối cảnh đó, cũng đã có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân đơn lẻ lợi dụng tình trạng thiếu hàng cục bộ để tăng giá nhưng về cơ bản tình trạng trên đã được ngăn chặn.

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, vừa qua các cơ quan chức năng, quản lý thị trường cũng đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và xử lý nghiêm các hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Qua đó, kịp thời bảo đảm đời sống người dân trong tình trạng giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19.

Cũng theo Bộ Tài chính, với vai trò cơ quan thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá, Bộ đã kịp thời tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai công tác quản lý, điều hành giá trên quan điểm đảm bảo hài hòa các mục tiêu chung, nhất là tình hình triển khai các giải pháp bình ổn giá cả thị trường trong thời điểm dịch Covid có những diễn biến ngày càng phức tạp.

Trên cơ sở tham mưu, báo cáo của Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ-Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã có văn bản số 3025/VPCP-KTTH ngày 08/05/2021 chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương các biện pháp quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát để hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa giữ bình ổn mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bộ Tài chính cho biết, trong những tháng cuối năm, để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần phòng chống dịch bệnh trong những tháng cuối năm đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng-Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo nhất quán từ đầu năm, các bộ, ngành, địa phương cần làm tốt khâu tổ chức thực hiện để đạt được kết quả cao, trong đó tập trung theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân. 

Chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2021. Tăng cường công tác tổng hợp, phân tích, dự báo thị trường giá cả và thực hiện chế độ báo cáo kịp thời theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả, quản lý kê khai giá, niêm yết giá theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, tiếp tục đánh giá, cập nhật kịch bản điều hành giá cho nửa cuối năm để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng-Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là việc tính toán, điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Hà Nội tăng dự trữ hàng hóa lên 50%: Đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân

Hà Nội tăng dự trữ hàng hóa lên 50%: Đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
Tổ Công tác hai Bộ Công Thương - Nông nghiệp phối hợp tháo gỡ lưu thông hàng hóa

Tổ Công tác hai Bộ Công Thương - Nông nghiệp phối hợp tháo gỡ lưu thông hàng hóa

Theo ghi nhận của hai Tổ Công tác, hiện tại nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân nhưng vẫn còn một ách tắc trong vận chuyển, lưu thông, phân phối.
Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản Lạng Sơn trên Sàn TMĐT thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến'

Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản Lạng Sơn trên Sàn TMĐT thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến"

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khó lường, các Bộ ban ngành từ trung ương đến địa phương đã có những phương án đồng hành, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản trên cả nước nói chung, sản phẩm nông sản của Lạng Sơn nói riêng nhằm giúp cho bà con nông dân ổn định đầu ra.
Giá Bitcoin hôm nay (mới nhất 25/7): Bitcoin giữ vững đà tăng

Giá Bitcoin hôm nay (mới nhất 25/7): Bitcoin giữ vững đà tăng

Giá Bitcoin hôm nay (mới nhất 25/7), Bitcoin giữ vững đà tăng giá, Bitcoin đang có dấu hiệu khởi sắc khi giá của tiền điện tử đắt giá nhất thế giới gần chạm mức giá 34.000 USD.
Mỹ trở thành ‘thủ phủ’ mới của công nghiệp đào tiền ảo như thế nào?

Mỹ trở thành ‘thủ phủ’ mới của công nghiệp đào tiền ảo như thế nào?

Mỹ đang nhanh chóng trở thành “miền đất hứa” của công nghiệp đào tiền ảo toàn cầu khi chiếm gần 17% tổng số thợ đào bitcoin trên thế giới.
Elon Musk tiết lộ 5 khoản đầu tư giúp ông trở thành người giàu thứ 2 thế giới

Elon Musk tiết lộ 5 khoản đầu tư giúp ông trở thành người giàu thứ 2 thế giới

Với giá trị tài sản ròng 160 tỷ USD, CEO của hãng xe điện Tesla Elon Musk hiện là người giàu thứ 2 thế giới, chỉ sau tỷ phú Jeff Bezos - người sáng lập Amazon.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp