Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản Lạng Sơn trên Sàn TMĐT thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến"

Thứ tư, 21/07/2021 | 22:22 Theo dõi CFĐT trên

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khó lường, các Bộ ban ngành từ trung ương đến địa phương đã có những phương án đồng hành, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản trên cả nước nói chung, sản phẩm nông sản của Lạng Sơn nói riêng nhằm giúp cho bà con nông dân ổn định đầu ra.

Sáng ngày 19 tháng 7 năm 2021, tại Trung tâm Xúc tiến Nông nghiệp Hà Nội, Hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm Na Chi Lăng và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2021 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức được diễn ra theo phương thức trực tiếp và trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn, sáu tháng đầu năm 2021, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt được kết quả tích cực, vùng sản xuất Na tập trung tại các huyện: Chi Lăng, Hữu Lũng trên 3.500 ha, trong đó hơn 400 ha Na được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Tổng giá trị sản xuất Na ước đạt khoảng 1.200 tỷ đồng, bình quân thu nhập trên ha canh tác Na đạt 275 triệu/ha. Vùng sản xuất Rau tập trung tại thành phố và các huyện: Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Quan, Bình Gia có xu hướng mở rộng diện tích các loại rau đặc sản, có giá trị kinh tế của tỉnh (ngồng cải bắp, cải ngồng hoa vàng, rau bò khai,...) 3.000 ha, tổng giá trị sản phẩm rau thu được ước đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, giá trị trung bình của 01 ha rau ước đạt 135 triệu đồng/ha. Vùng sản xuất Hồng tại các huyện: Văn Lãng, Cao Lộc với diện tích 1.700ha, sản lượng đạt 6.000 tấn, giá trị ước đạt khoảng 120 tỷ đồng/năm.Vùng cây Thạch đen tại các huyện: Tràng Định, Bình Gia, diện tích trên 3.000 ha, sản lượng ước đạt 10.000 tấn, giá trị đạt khoảng 250 tỷ đồng/năm. Vùng sản xuất Quýt tại các huyện: Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn với diện tích 1.400 ha, giá trị thu được gần 100 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, còn có các vùng nguyên liệu tập trung như: vùng trồng khoai tây, khoai lang tại Lộc Bình, Cao Lộc, Chi Lăng; vùng trồng hồng Bảo Lâm, Vành Khuyên tại Cao Lộc, Văn Lãng; vùng trồng đào cảnh tại Thành phố, Cao Lộc, Hữu Lũng, Bắc Sơn, Lộc Bình…

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
 

Bên cạnh đó nhằm đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu, các sản phẩm nông sản của tỉnh Lạng Sơn đã được cấp mã số vùng trồng cho 12,18 ha chuối tại Văn Lãng, 40 ha Na tại Chi Lăng; 60 ha thạch đen tại huyện Tràng Định, sáu tháng cuối năm 2021 tiếp tục triển khai hỗ trợ cấp mã số cho 115 vùng trồng thạch đen tại các huyện Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh cho biết, những năm qua tỉnh Lạng Sơn đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu. Từ đó, tỉnh Lạng Sơn đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với quy mô lớn, đặc biệt là cây ăn quả đặc sản như na, hồng, quýt và một số cây có múi khác.

Ông Bùi Huy Hoàng - Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương
Ông Bùi Huy Hoàng - Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương
 

Ông Nguyễn Quốc Toản chia sẻ “Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến khó lường, Hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại sản phẩm Na Chi Lăng và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2021 là kết quả của sự thay đổi nhận thức, tư duy bằng cách ngoài những hoạt động phân phối nông sản theo phương thức truyền thống chúng ta đã đổi mới sáng tạo bằng những hình thức trực tuyến trên không gian ảo chắc chắn sẽ đem lại hiệu ứng cộng hưởng hiệu quả không chỉ cho sản phẩm Na Chi Lăng và còn rất nhiều những sản phẩm nông sản khác nữa trên cả nước"  

Trong khuôn khổ Hội nghị, Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến" do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) triển khai từ năm 2019 được cho là một trong những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho sản phẩm nông sản Lạng Sơn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số chia sẻ, là đơn vị thiết kế xây dựng và trực tiếp triển khai Chương trình, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp chặt chẽ với các Sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam như Sendo, Voso... với mô hình phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng, “Siêu thị hàng Việt uy tín” này đã mở ra một kênh phân phối hàng hóa mới, hiện đại, được quản lý chặt chẽ giúp bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn nâng cao giá trị sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp sản xuất Việt. Bên cạnh đó, người tiêu dùng trên toàn quốc có thể hoàn toàn yên tâm khi mua sắm trong siêu thị hàng Việt này khi chất lượng hàng hoá được giám sát và quản lý với sự phối hợp của cơ quan chức năng từ địa phương tới Trung ương.

Hình ảnh tại các điểm cầu Hà Nội, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Nghệ An, Hải Dương, Bắc Giang
Hình ảnh tại các điểm cầu Hà Nội, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Nghệ An, Hải Dương, Bắc Giang
 

Thời gian vừa qua, chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” cùng các Sàn thương mại điện tử đã tổ chức những sự kiện mang tính lan toả và đem lại hiệu quả vô cùng thiết thực. 

Trọng tâm trong chương trình Hội nghị lần này còn có Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn nhằm đánh dấu sự hợp tác sâu rộng của ba bên nhằm triển khai các giải pháp thiết thực giúp sản phẩm nông sản địa phương của tỉnh Lạng Sơn mở rộng kênh phân phối mới, bắt kịp xu thế phát triển trong thời đại công nghệ số 4.0.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hoàng hàng hóa thiết yếu cho người dân

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hoàng hàng hóa thiết yếu cho người dân

Sở Công Thương TP. Hà Nội khẳng định đã làm việc với một số doanh nghiệp để đảm bảo nguồn cung hàng hoá và khuyến cáo người dân không cần tích trữ.
Trung Quốc sẽ giảm 50% thịt heo nhập khẩu, tin vui cho người tiêu dùng thế giới

Trung Quốc sẽ giảm 50% thịt heo nhập khẩu, tin vui cho người tiêu dùng thế giới

Giá heo hơi toàn cầu kỳ hạn tăng hơn 25% tại Chicago, Mỹ trong khi giá loại mặt hàng này tại Trung Quốc giảm do nguồn cung tăng vì đàn lợn phục hồi sau dịch tả lợn châu Phi.
Tăng dự trữ nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân các tỉnh phía Nam

Tăng dự trữ nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân các tỉnh phía Nam

Theo báo cáo nhanh về tình hình cung ứng và giá cả hàng hóa trong ngày 13/7 tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam, nhìn chung các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành tốt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh tương đối đầy đủ.
Vì sao TTCP đề nghị công an vào cuộc làm rõ dấu hiệu vi phạm của Công ty CP Đầu tư APEC Thái Nguyên?

Vì sao TTCP đề nghị công an vào cuộc làm rõ dấu hiệu vi phạm của Công ty CP Đầu tư APEC Thái Nguyên?

Mới đây, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo Giám đốc Công an tỉnh làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật tại 2 dự án của Công ty CP Đầu tư APEC Thái Nguyên và xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan

Ngân hàng thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan

Ngân hàng Thế giới (WB) gần đây dự báo nền kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng 2,2% cả năm 2021, giảm so với mức dự báo 3,4% được đưa ra trước đó do ảnh hưởng nặng nề của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 3 và tăng trưởng du lịch yếu.
Lão nông 60 tuổi làm giàu từ chăn nuôi bò sữa

Lão nông 60 tuổi làm giàu từ chăn nuôi bò sữa

Kể từ khi chuyển từ làm ruộng và nuôi bò đỏ sang trồng cỏ và nuôi bò sữa, gia đình ông Đào Văn Tân (60 tuổi, quê ở thôn Kim Đái 2, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ thu về khoảng 20 đến 30 triệu đồng/tháng.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp