Theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 5/2021 bị tác động bởi làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 ước tính vẫn duy trì đà tăng cao.
Số liệu Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2021 ước đạt 26 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 130,94 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 33,06 tỷ USD, tăng 16,6%, chiếm 25,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 97,88 tỷ USD, tăng 36,3%, chiếm 74,8%.
Trong 5 tháng đầu năm 2021 có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 63,8%), trong đó điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 21,9 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 19,5 tỷ USD, tăng 26%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 14,9 tỷ USD, tăng 74,8%; hàng dệt may đạt 12,2 tỷ USD, tăng 15%; giày dép đạt 8,5 tỷ USD, tăng 26,4%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,6 tỷ USD, tăng 61,3%....
Trong tháng 5/2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hàng nông, thủy sản và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản có sự gia tăng nhưng nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo - nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung lại giảm nhẹ so với tháng trước.
Mặc dù vậy, tính chung 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến và nhóm hàng nông, thủy sản vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhóm nhiên liệu khoáng sản vẫn trong xu hướng giảm. Nhìn chung, các mặt hàng thuộc nhóm nông, thủy sản đều ghi nhận sự tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm nay.
Đối với nhóm kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến, trong tháng 5/2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này ước đạt 22,25 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù chậm lại trong 2 tháng gần đây, nhưng tính chung 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn duy trì mức tăng trưởng cao 34,3% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt 113,05 tỷ USD, chiếm 86,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng dệt, may mặc và giày dép các loại cũng có sự phục hồi rõ nét trở lại với mức tăng trưởng 15% và 26,4% so với 5 tháng năm 2020.
Bộ Công Thương cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 37,6 tỷ USD, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 20,1 tỷ USD, tăng 26%; thị trường EU đạt 16,1 tỷ USD, tăng 20,8%; thị trường ASEAN đạt 11,5 tỷ USD, tăng 23,6%; Hàn Quốc đạt 8,9 tỷ USD, tăng 17,1%; Nhật Bản đạt 8,4 tỷ USD, tăng 7,7%.
Hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu tăng
Liên quan đến hoạt động nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, có sự gia tăng mạnh mẽ trong 5 tháng đầu năm 2021 nhờ sự mở rộng của lĩnh vực sản xuất đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Cụ thể, tháng 5/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 28 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 10,1 tỷ USD, tăng 2,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,9 tỷ USD, tăng 0,1%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5 tăng 56,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 41,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 66,5%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 131,31 tỷ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 45,8 tỷ USD, tăng 30,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 85,51 tỷ USD, tăng 39,9%.
Theo Bộ Công Thương, đối với nhóm hàng cần nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu tháng 5 ước đạt 24,2 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2020. 5 tháng đầu năm 2021 đạt 115,26 tỷ USD, tăng 35,4%. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng 5 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm 2020 như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 24,7%, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 35,9%, điện thoại các loại và linh kiện tăng 51,3%...
Đối với nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu, trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát đạt 8,49 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020. Trong nhóm hàng này, kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng 21%, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc tăng 41,9%, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 40,7% về kim ngạch.
Trong 5 tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 43,5 tỷ USD, tăng 53,3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 20,9 tỷ USD, tăng 20,5%; thị trường ASEAN đạt 18,1 tỷ USD, tăng 54,6%; Nhật Bản đạt 9 tỷ USD, tăng 15,9%; thị trường EU đạt 6,7 tỷ USD, tăng 16,8%; Hoa Kỳ đạt 6,4 tỷ USD, tăng 7,5%.
Nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng, điện tử, máy tính và linh kiện đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam kể từ năm 2019.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sản lượng xuất khẩu cà phê giảm mạnh trong khi nguồn cung dồi dào đã khiến giá cà phê trên thị trường thế giới cũng giảm sút.
Mới đây, tập đoàn sản xuất thịt lớn nhất thế giới JBS đã phải trả 11 triệu USD tiền chuộc bằng Bitcoin trong vụ tấn công mạng gây tê liệt hoạt động của công ty.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.