Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Vậy, người lớn có mắc bệnh tay chân miệng hay không?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Vậy, người lớn có mắc bệnh tay chân miệng hay không?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt và mụn nước, thường xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng.
Virus coxsackievirus A16 và virus enterovirus 71 được cho là nguyên nhân gây nên bệnh tay chân miệng. Căn bệnh chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa.
Bệnh này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây nguy hiểm cho người bệnh và thậm chí là đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng là do virus gây ra, bao gồm virus Coxsackie, virus Echo và các vi rút đường ruột khác. Và thường gặp nhất là virus đường ruột type enterovirus 71 và virus coxsackie A16. Đặc biệt, virus enterovirus 71 có thể gây biến chứng nặng nề cho người mắc phải như viêm màng não, viêm não hoặc cơ tim bị tổn thương.
Bệnh tay chân miệng lây lan qua đường tiêu hóa thông qua việc tiếp xúc thông thường giữa người bệnh với người khỏe mạnh như hắt hơi, ho hay dịch tiết từ nốt phồng rộp của người bệnh. Vì vậy, để phòng bệnh, mọi người cần vệ sinh chân tay sạch sẽ.
Bện tay chân miệng có những biểu hiện như sau: Ho, sốt, sổ mũi, buồn nôn, mệt mỏi, nôn, đau nhức cơ, đau họng, cảm giác không ngon miệng, các nốt ban đỏ xuất hiện trong lòng bàn tay, bàn chân nhưng không gây ngứa, mụn nước xuất hiện trong miệng, họng và gây đau, giật mình, co giật, khó thở, bí tiểu…
Nếu bệnh này trở nặng, người bệnh sẽ có thể bị nôn nhiều, sốt cao kéo dài hoặc bị co giật.
Đối với thai phụ, khi mắc tay chân miệng sẽ gây nhiều rủi ro cho thai nhi như sảy thai, thai lưu hoặc nhiễm trùng khi mang thai.
Dẫn lời Báo Điện tử Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm & Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. HCM cho biết: “Bệnh tay chân miệng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, người lớn vẫn có thể mắc bệnh này”.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế: “Người lớn tuy miễn dịch với bệnh tay chân miệng cao, tuy nhiên không phải không có khả năng mắc bệnh. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh.
Nếu không khám chữa kịp thời, người mang virus bệnh sẽ trở thành nguồn lây cho những người xung quanh và nhất là người thân trong nhà. Cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất là phải ăn sạch, uống sạch và rửa tay với xà bông thường xuyên, trách tiếp xúc với người bệnh".
BS. CK2 , Trưởng khoa Nhi C, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM khuyến cáo, nếu một người bị nóng sốt và sốt phát ban từ 3 - 6 ngày kèm theo cảm giác chán ăn, bồn chồn, đau họng, xuất hiện các mụn nước nhỏ ở miệng, bàn tay, bàn tay, mông, đùi…. thì có thể đã nhiễm bệnh tay chân miệng.
Người lớn mắc bệnh tay chân miệng hầu hết nhẹ hơn trẻ em. Biến chứng của bệnh tay chân miệng ở người lớn thường ít xảy ra, nhưng người bệnh cũng có thể bị cứng cổ, đau đầu, đau lưng…