24 quốc gia nghiện smartphone nhất: Không có Việt Nam

Thứ năm, 17/02/2022 | 12:02 Theo dõi CFĐT trên

May mắn là Việt Nam chưa thuộc top những quốc gia có người dân nghiện smartphone nhất.

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học McGill, Canada đã đưa ra một nghiên cứu về việc sử dụng smartphone của gần 35.000 người tại 24 quốc gia trên thế giới từ năm 2014 đến năm 2020. Trong đó, Trung Quốc đứng đầu về mức độ nghiện smartphone. Sau đó là Ả Rập Xê-út và Malaysia, Canada đứng thứ bảy, Nhật Bản đứng thứ 15, Hoa Kỳ đứng thứ 18 và Đức đứng thứ 24. Chỉ có hai quốc gia châu Phi lọt vào danh sách này đó là Ai Cập đứng thứ 9 và Nigeria đứng thứ 20.

Theo bài báo, đối tượng của nghiên cứu này là thanh niên, với độ tuổi trung bình là 28,8 tuổi. Hơn nữa, 60% người tham gia nghiên cứu là phụ nữ. Từ năm 2014 đến năm 2020, vấn đề của người dùng smartphone trên toàn thế giới ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, xu hướng này sẽ chưa dừng lại.

1. TRUNG QUỐC

Thị trường smartphone Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới. Với hơn 1,5 tỷ smartphone được bán ra vào năm 2021, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc đứng ở vị trí đầu tiên.

2. Ả RẬP XÊ ÚT

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ ở quốc gia Trung Đông giàu có từ dầu mỏ, Ả Rập Xê Út có không dưới 21 triệu người dùng smartphone và các thương hiệu phổ biến là Apple, Huawei và Samsung.

3. MALAYSIA

Hầu hết người dùng ở Malaysia thích smartphone Android, đặc biệt là Huawei và Samsung. Apple cũng có lượng người dùng ổn ở Malaysia.

4. BRAZIL

Brazil là quốc gia thứ 4 trong danh sách và quốc gia này có sở thích sử dụng smartphone Samsung bên cạnh đó là Motorola, Huawei và Apple.

5. HÀN QUỐC

Hàn Quốc là quê hương của nhiều hãng công nghệ, do đó tỷ lệ nghiện smartphone của họ không phải là điều ngạc nhiên. Một số nhà sản xuất lớn như Samsung và LG đến từ Hàn Quốc. Hơn nữa, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên thương mại hóa mạng 5G mới nhất. Họ cũng có số lượng người dùng 5G cao thứ hai trên toàn cầu, chỉ đứng sau Trung Quốc.

6. IRAN

Mặc dù chưa thể nói chính xác tại sao người dùng ở Iran lại nghiện smartphone, tại đây Internet không được sử dụng tự do như thị trường khác. Người dùng ở Iran không thể truy cập vào YouTube, Facebook, Twitter, Blogger, Telegram, Snapchat. Ngoài ra, chính phủ Iran cũng chặn một số dịch vụ phát trực tuyến như Netflix và Hulu. Theo báo cáo, tính đến năm 2013, khoảng một nửa trong số 500 trang web hàng đầu trên thế giới không thể truy cập được ở Iran. Hơn nữa, nếu bạn yêu thích sức khỏe, khoa học, thể thao, tin tức và mua sắm, bạn phải đối mặt với một số hạn chế. Có lẽ vì bị hạn chế quá nhiều nên khi sở hữu một chiếc smartphone, người dân Iran mới nghiện đến thế. Samsung, Xiaomi và Huawei là những thương hiệu được ưa thích nhất ở Iran.

7. CANADA

Doanh số bán smartphone ở Canada dễ dàng vượt qua con số 30 triệu. Ở Canada, các thương hiệu được ưa thích nhất là Apple, Samsung và đáng ngạc nhiên là Huawei. Bất chấp năng suất làm việc cực khủng, người dân nước này vẫn nghiện smartphone.

8. THỔ NHĨ KỲ

Mức thuế cao hơn ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến smartphone ở quốc gia này đắt hơn cả ở châu Âu. Một phần lớn của Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở Tây Á, phần còn lại ở Đông Âu. Thị trường này yêu thích điện thoại thông minh của Xiaomi, Samsung và Apple.

9. AI CẬP

Đây là quốc gia châu Phi đầu tiên nằm trong danh sách này. Cũng giống như Thổ Nhĩ Kỳ, người Ai Cập yêu thích smartphone của Xiaomi, Samsung và Apple với tỷ lệ ngang nhau. Cũng giống như Iran, Ai Cập có một số lệnh cấm. Bạn không thể toàn quyền truy cập vào các ứng dụng phổ biến như Skype, Facebook Messenger, FaceTime và WhatsApp nếu không có VPN.

10. NÊPAN

Quốc gia nhỏ không giáp biển ở Nam Á được biết đến nhiều nhất với việc sở hữu đỉnh núi cao nhất trên trái đất, đỉnh Everest. Tuy nhiên, người Nepal cũng nghiện smartphone theo nghiên cứu này. Samsung và Xiaomi là những hãng dẫn đầu tại đây. Sau đó là Oppo, Vivo, Apple và Huawei với thị phần tương đương nhau nhưng rất nhỏ.

11. Ý

Nếu chúng ta coi Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia châu Á, thì Ý là quốc gia châu Âu đầu tiên trong danh sách này.

12. ÚC

Tính đến tháng 11 năm ngoái, iPhone là smartphone bán chạy nhất ở quốc gia Châu Đại Dương. Samsung và Huawei cũng có thị phần khá tốt trên thị trường.

13. ISREAL

Quốc gia trung đông trên biển Địa Trung Hải cũng nghiện smartphone. Trên thị trường smartphone ở đây, Samsung là thương hiệu số 1. Tuy nhiên, những công ty như Xiaomi và Apple có thị phần đáng kể.

14. Serbia

Serbia chỉ là quốc gia châu Âu thứ hai trong danh sách này. Tại đây, Samsung nắm chắc thị trường smartphone trong khi Apple, Xiaomi và Huawei cũng bám sát ngay sau.

15. NHẬT BẢN

Nhật Bản vẫn là một thế lực mạnh trong ngành công nghệ. Samsung, Huawei và Apple là những thương hiệu lớn trên thị trường smartphone Nhật Bản. Đáng tiếc, cái tên Sony vốn rất tự hào của Nhật Bản lại không có cửa trong ngành công nghiệp này.

16. ANH

Vương quốc Anh là một thị trường smartphone nhỏ nhưng đa dạng. Những công ty như Samsung, Apple và Xiaomi có thị phần khá tương đương nhau.

17. ẤN ĐỘ

Ấn Độ là thị trường smartphone lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Thị trường này có hơn 120 triệu smartphone hàng năm. Xiaomi đã đứng đầu thị trường Ấn Độ trong khoảng 3 năm liên tiếp. Mặc dù có doanh số bán lớn nhưng khu vực này không quá nghiện smartphone.

18. Mỹ

Mỹ là thị trường smartphone lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Một trong những thương hiệu smartphone lớn trên thế giới, Apple, đến từ Mỹ. Hơn 55% người dùng smartphone ở Mỹ sử dụng iPhone.

19. ROMANIA

Một quốc gia châu Âu khác trong danh sách này là Romania. Người dùng smartphone ở nước này thích điện thoại Samsung, Apple, Huawei, Xiaomi và Motorola.

20. NIGERIA

Nigeria, với hơn 200 triệu người cũng nghiện smartphone. Tuy nhiên, quốc gia này là thị trường duy nhất không có Samsung hay Apple là thương hiệu yêu thích. Người Nigeria yêu thích smartphone Transsion Holdings bao gồm các thương hiệu như Tecno, Itel và Infinix. Thị phần của Samsung và Apple bị bỏ xa so với những thương hiệu vừa kể

Bốn quốc gia còn lại trong danh sách đều là các quốc gia châu Âu bao gồm Bỉ, Thụy Sĩ, Pháp và Đức.

(Theo nghenhinvn)
Theo VnMedia.vn Copy
Mặc làn sóng lây nhiễm Omicron, nhiều quốc gia vẫn mở cửa trở lại đón khách quốc tế

Mặc làn sóng lây nhiễm Omicron, nhiều quốc gia vẫn mở cửa trở lại đón khách quốc tế

Mặc làn sóng lây nhiễm do Omicron, nhiều quốc gia phát đi tín hiệu rằng họ không thể chịu được những thiệt hại về kinh tế do việc đóng cửa hoặc không sẵn sàng chấp nhận điều này nữa.
Làn sóng kiểm soát khắc nghiệt nhất của Trung Quốc đã qua?

Làn sóng kiểm soát khắc nghiệt nhất của Trung Quốc đã qua?

Làn sóng các quy định kiểm soát khắc nghiệt nhất của Trung Quốc đã qua khi Bắc Kinh chuyển trọng tâm sang hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Dữ liệu lạm phát mới của Mỹ như một ‘cú đấm’ giáng vào Fed

Dữ liệu lạm phát mới của Mỹ như một ‘cú đấm’ giáng vào Fed

Dữ liệu lạm phát tháng 1 mới nhất của Mỹ được đưa ra giống như một “cú đấm vào bụng” đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Điều này làm tăng khả năng tăng lãi suất mạnh mẽ 50 điểm cơ bản (BSP) vào tháng 3.
Bắc Bộ mưa dông từ chiều mai, Hà Nội rét 8 độ C

Bắc Bộ mưa dông từ chiều mai, Hà Nội rét 8 độ C

Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rãnh gió Tây trên cao nên từ trưa chiều mai (18/02) đến ngày 20/2, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; Hà Nội từ chiều tối và đêm mai trời rét đậm, rét hại 8-11 độ…
Bộ Xây dựng đề nghị truy rõ trách nhiệm trong quản lý, sử dụng nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đề nghị truy rõ trách nhiệm trong quản lý, sử dụng nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội (NƠXH).
Hòa Bình: 8 dự án ‘ma’ chưa được cấp phép và không đủ điều kiện kinh doanh

Hòa Bình: 8 dự án ‘ma’ chưa được cấp phép và không đủ điều kiện kinh doanh

Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình vừa đưa ra danh sách 8 dự án bất động sản chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư, chưa đủ cơ sở pháp lý, không đủ điều kiện huy động vốn và kinh doanh bất động sản.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp