05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Thứ sáu, 04/02/2022 | 12:51 Theo dõi CFĐT trên

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Tờ trình 649/TTr-BKHĐT trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Dự thảo Nghị quyết gồm 04 phần: quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, phạm vi của Chương trình; các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; nguồn lực thực hiện Chương trình; tổ chức thực hiện. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Nhóm thứ nhất, mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch bệnh: ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình phòng, chống dịch Covid-19; tiếp tục hướng dẫn và triển khai thực hiện lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh của viện và bệnh viện cấp trung ương gắn với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế, sản xuất vắc-xin trong nước và thuốc điều trị Covid-19, bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch.

Nhóm thứ hai, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm: hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm; trong đó mức hỗ trợ đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động là 1 triệu đồng/tháng. Thời gian thực hiện 6 tháng đầu năm 2022.

Thực hiện hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội: cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; cá nhân, hộ gia đình vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chích sách về nhà ở xã hội học sinh, sinh viên; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030…

Ảnh minh họa. Nguồn: MPI
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Nhóm thứ ba, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh: miễn, giảm thuế, phí, lệ phí phải nộp, gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đỗi đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 cho kỳ tính thuế năm 2022.

Điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp; tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng; hỗ trợ lãi suất cho vay 2%/năm tập trung vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ hoặc có khả năng phục hồi, các lĩnh vực bị thiệt hại nặng hoặc những lĩnh vực ưu tiên.

Tặng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2020-2023 cho các ngân hàng thương mại nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay; Tiếp tục xem xét giảm tiền điện, tiền nước, tiền cước viễn thông cho doanh nghiệp, người dân.

Nhóm thứ tư, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, đảm bảo các nguyên tắc lựa chọn, phân bổ vốn theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội. Phấn đấu sớm hoàn thành toàn tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các tuyến kết nối vùng miền nũi núi phía Bắc, Tây Nguyên với Miền Trung, các tuyến cao tốc vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long; hạ tầng giao thông kết nối các vùng, cảng biển, cửa khẩu, khu và cụm công nghiệp; hạ tầng số, chuyển đố; hạ tầng y tế, xã hội, lao động - việc làm, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn hồ chứa nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai… Sử dụng hiệu quả nguồn của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, internet.

Nhóm thứ năm, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: khẩn trương xây dựng, trình ban hành đúng tiến độ các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 2 và Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội Khóa XV.

Tiếp tục tháo gỡ rào cản về thể chế, quy định pháp luật cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, xử lý thủ tục hành chính trên nền tảng trực tuyến; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; tháo gỡ vướng mắc về quy định, chính sách liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Tập trung nâng cao năng lực quản lý nhà nước, quản trị xã hội, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp; tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm.

Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo dõi chặt chẽ các chỉ số vĩ mô để có giải pháp kịp thời đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đến chỉ tiêu về lam lạm phát, nợ xấu; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi; giảm bội chi để đạt được các chỉ tiêu trong Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định trường hợp có biến động, rủi ro lớn.

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trên có thời hạn thực hiện trong quý I năm 2022, bảo đảm triển khai nhanh chóng, kịp thời các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, đề xuất sửa đổi, bổ sung các giải pháp, chính sách (nếu cần thiết) trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2022 và 2023, báo cáo tổng kết tại kỳ họp giữa năm 2024.

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
XSMB ngày 4/2: Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu

XSMB ngày 4/2: Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu

XSMB ngày 4/2: Kết quả XSMB - Xem Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu được tường thuật trực tiếp cùng giờ quay số vào lúc 18h15'.
Hiện tượng ‘mùa đông tiền điện tử’ có thể sẽ diễn ra trong năm nay

Hiện tượng ‘mùa đông tiền điện tử’ có thể sẽ diễn ra trong năm nay

Trước đà sụt giảm mạnh của đồng tiền ảo có giá trị lớn nhất thế giới - Bitcoin, đã có không ít nhà đầu tư lo ngại về hiện tượng "mùa đông tiền điện tử" sẽ tái xuất trong năm 2022.
Nợ quốc gia của Mỹ lần đầu tiên vượt ngưỡng 30.000 tỷ USD

Nợ quốc gia của Mỹ lần đầu tiên vượt ngưỡng 30.000 tỷ USD

Nợ quốc gia của Mỹ vừa đạt một cột mốc nghiêm trọng khác. Theo dữ liệu của Bộ Tài chính công bố hôm 1/2, tổng dư nợ công hiện trên 30.000 tỷ USD.
Hàng loạt hành vi liên quan đến sử dụng nhà chung cư sẽ bị xử phạt hành chính

Hàng loạt hành vi liên quan đến sử dụng nhà chung cư sẽ bị xử phạt hành chính

Từ tháng 2/2022 hàng loạt hành vi dưới đây liên quan đến sử dụng nhà chung cư sẽ bị xử phạt hành chính với mức độ từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng theo Nghị định 16 “Quy định xử phạt hành chính về xây dựng” mà Chính Phủ vừa ban hành.
Cần thiết xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Cần thiết xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trên cơ sở đánh giá, tổng kết việc thực thi pháp luật hiện hành về công nghệ thông tin…
Vốn đăng ký tăng thêm của doanh nghiệp Việt đang hoạt động trong nền kinh tế năm 2021

Vốn đăng ký tăng thêm của doanh nghiệp Việt đang hoạt động trong nền kinh tế năm 2021

Năm 2021, có 43.536 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh đăng ký tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm là 2.524,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% về số doanh nghiệp so với năm 2020 nhưng giảm 24,4% về số vốn đăng ký.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp