Cần thiết xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Thứ sáu, 04/02/2022 | 09:34 Theo dõi CFĐT trên

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trên cơ sở đánh giá, tổng kết việc thực thi pháp luật hiện hành về công nghệ thông tin…

Tại Nghị quyết số 13/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01/2022, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trên cơ sở đánh giá, tổng kết việc thực thi pháp luật hiện hành về công nghệ thông tin để thúc đẩy phát triển, sáng tạo và kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ số, phát triển kinh tế số.

Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ và hoàn thiện các chính sách cụ thể theo hướng làm rõ phạm vi điều chỉnh và mối quan hệ của Luật này với Luật Công nghệ thông tin hiện hành để tránh trùng lặp, chồng chéo, các chính sách mới cần giải quyết được các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn;

Hoàn thiện chính sách để phát triển công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số theo hướng quy định khung khổ pháp lý, thẩm quyền và nguyên tắc chính sách để phát triển lĩnh vực này, các quy định cụ thể do Chính phủ và các bộ, ngành quy định để điều chỉnh các vấn đề thực tiễn phát sinh;

Hoàn thiện chính sách bảo đảm phát triển công nghiệp công nghệ số theo hướng quy định các nguyên tắc, chính sách chung, những vấn đề đã được nghiên cứu, đánh giá kỹ, thực hiện ổn định trong thời gian dài; đối với các vấn đề mới, giải pháp có tính chất điều hành, quản lý thường xuyên nên giao Chính phủ và các bộ, ngành quy định để bảo đảm linh hoạt, phù hợp với thực tiễn.

Tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tượng chịu sự tác động để tạo sự đồng thuận cao.

Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xem xét, quyết định trước khi gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đang đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số, thay thế nội dung phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong Luật CNTT số 67/2006/QH11.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, nội dung về phát triển công nghệ số, công nghiệp công nghệ số đã được định hướng thông qua nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước, điển hình như: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định “đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định nhiệm vụ hoàn thiện khung pháp lý là “Bảo đảm môi trường pháp lý cho phép thử nghiệm, chấp nhận cái mới và chấp nhận thay đổi. Hình thành không gian thí điểm dịch vụ số và xây dựng khung pháp lý cho phép thử nghiệm các dịch vụ số chưa được quy định bởi pháp luật”.

Về cơ sở thực tiễn: Thực thi pháp luật về công nghiệp CNTT và các Chương trình, Kế hoạch phát triển, ngành công nghiệp CNTT Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2020 đạt 123,5 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015-2020 đạt bình quân 15,2%/năm, cao hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP, trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, quy mô lớn nhất của cả nước.

Bên cạnh các kết quả đạt được, sự phát triển nhanh chóng của ngành thời gian qua cũng phát sinh những tồn tại bất cập trong hệ thống pháp luật về công nghiệp CNTT.

Do vậy, việc xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số tạo khung pháp lý tổng thể về công nghiệp công nghệ số để tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp công nghệ số theo chủ trương, định hướng của Đảng và thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại các chiến lược, chương trình là cần thiết.

Theo đó, dự thảo bổ sung quy định mới, cập nhật, thống nhất với các quy định pháp luật hiện hành nhằm tạo các điều kiện bảo đảm tốt nhất cho phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, khắc phục được các bất cập trong các biện pháp bảo đảm phát triển công nghiệp CNTT trước đây, phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của công nghệ số. Cụ thể:

Về tạo thị trường cho công nghiệp công nghệ số/Make in Viet Nam/Thương hiệu ngành: Bổ sung các quy định về mua sắm, đầu tư, thuê sản phẩm, dịch vụ công nghệ số sản xuất trong nước; tiêu chí xác định “Make in Viet Nam”; xây dựng và sử dụng thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ số;…

Về phát triển nguồn nhân lực công nghệ số: Nghiên cứu đề xuất Khung kỹ năng công nghệ số quốc gia; tạo cơ chế đào tạo thực tế tại doanh nghiệp; công nhận tương đương giữa kết quả thực tập/làm việc/tham gia các dự án phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tại doanh nghiệp với tín chỉ trong chương trình đào tạo công nghệ số của cơ sở đào tạo; quy định trách nhiệm, điều kiện ưu đãi, truyền thông đối với các doanh nghiệp tham gia đào tạo; chính sách thu hút nhân lực công nghệ số xuất sắc trong nước và nước ngoài,...      

Về vốn, đầu tư, ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số: Xây dựng quy định nguyên tắc về mức bảo đảm chi cho công nghệ số trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm, mục chi riêng trong mục lục ngân sách nhà nước; quy định các hoạt động, đối tượng trong công nghiệp công nghệ số được hưởng ưu đãi; hình thành các quỹ (phát triển công nghiệp công nghệ số; Đầu tư mạo hiểm cho công nghệ số; Đầu tư cho công nghệ số của doanh nghiệp); xây dựng cơ chế hoạt động gọi vốn cộng đồng cho doanh nghiệp công nghệ số,...

Về chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ Make in Viet Nam: Quy định một số chính sách ưu tiên, ưu đãi như ưu tiên trong mua sắm của cơ quan nhà nước; chính phủ hỗ trợ, đặt hàng nghiên cứu phát triển, làm chủ các sản phẩm, công nghệ lõi, then chốt, lưỡng dụng; chứng nhận về chất lượng; hỗ trợ, tạo điều kiện thương mại hoá kết quả nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, kết nối với thị trường tiềm năng trong và ngoài nước; giảm thuế;…

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất một số chính sách chính khác gồm: Chính sách về kết cấu hạ tầng công nghiệp công nghệ số, Chính sách thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, chính sách về hình thành được hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại cần thiết để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số…

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Những người đầu tiên được tiêm thử vaccine HIV thế hệ mới

Những người đầu tiên được tiêm thử vaccine HIV thế hệ mới

Đây là thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một của vaccine này. Thử nghiệm có tên IAVI G002, được thực hiện dưới sự hợp tác của tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận IAVI và Moderna.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ về “nỗi đau khôn nguôi”

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ về “nỗi đau khôn nguôi”

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM chia sẻ về những căng thẳng và nỗi đau khôn nguôi trong đợt dịch thứ 4.
Những điều tượng trưng cho sự may mắn vào dịp Tết ở các nước châu Á

Những điều tượng trưng cho sự may mắn vào dịp Tết ở các nước châu Á

Không chỉ ở Việt Nam, Tết Nguyên Đán (Tết) còn được tổ chức tại nhiều quốc gia tại Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore...
Doanh số bán bất động sản Metaverse dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi trong năm 2022

Doanh số bán bất động sản Metaverse dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi trong năm 2022

Theo các nhà đầu tư và các công ty phân tích, doanh số bán bất động sản trong vũ trụ ảo - metaverse đạt 500 triệu USD trong năm ngoái và có thể tăng gấp đôi trong năm 2022.
Hà Nội: Thêm 17 bệnh nhân COVID-19 tử vong ngày 3 Tết

Hà Nội: Thêm 17 bệnh nhân COVID-19 tử vong ngày 3 Tết

CDC Hà Nội cho biết, ngày 3/2 (tức ngày 3 Tết Nhâm Dần), Hà Nội ghi nhận 2.738 ca mắc mới COVID-19 và 17 bệnh nhân tử vong.
Vốn đăng ký tăng thêm của doanh nghiệp Việt đang hoạt động trong nền kinh tế năm 2021

Vốn đăng ký tăng thêm của doanh nghiệp Việt đang hoạt động trong nền kinh tế năm 2021

Năm 2021, có 43.536 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh đăng ký tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm là 2.524,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% về số doanh nghiệp so với năm 2020 nhưng giảm 24,4% về số vốn đăng ký.
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Next-G Foundation phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ tặng quà xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

Next-G Foundation phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ tặng quà xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.
Cafe Khởi nghiệp