Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng ấn tượng trong dịp Tết 2022

Thứ ba, 08/02/2022 | 14:32 Theo dõi CFĐT trên

Trong thời gian 9 ngày nghỉ Tết Âm lịch vừa qua, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3,05 tỷ USD, tăng mạnh 83% so với dịp Tết Tân Sửu năm 2021.

Do số ngày nghỉ nhiều hơn, nên trong dịp Tết Âm lịch Nhâm Dần 2022 xuất nhập khẩu hàng hóa sôi động hơn nhiều so với dịp Tết Tân Sửu 2021.

Theo thống kê nhanh sơ bộ sáng ngày làm việc đầu năm Nhâm Dần 7/02/2022 của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong thời gian dịp Tết Âm lịch năm 2022 (9 ngày từ ngày 29/01-6/02/2022), trên phạm vi cả nước có tất cả 2462 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, cao 2,56 lần so với con số này trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021). Cũng trong thời gian này, có tất cả 20,46 nghìn tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu đã đăng ký với cơ quan Hải quan, cao gần 2 lần so với số tờ khai đăng ký trong thời gian dịp Tết Tân Sửu năm 2021. Trong dịp Tết Âm lịch năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa tại 142 Chi cục Hải quan và tương đương (tăng 16 Chi cục) thuộc 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong thời gian 9 ngày nghỉ Tết Âm lịch vừa qua, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3,05 tỷ USD, tăng mạnh 83% so với dịp Tết Tân Sửu năm 2021; trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 1,47 tỷ USD, cao gấp 2 lần, chiếm 48% tổng trị giá xuất nhập khẩu; trong khi đó nhập khẩu hàng hóa đạt 1,58 tỷ USD, chiếm 52% tổng trị giá xuất nhập khẩu, tăng 68%. Như vậy, trong dịp Tết Âm lịch năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn xuất khẩu hàng hóa.

Thống kê sơ bộ cộng dồn của Tổng cục Hải quan tính từ đầu năm đến hết ngày 6/02/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước sơ bộ đạt 61,85 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng thời gian năm 2021; trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt tổng trị giá gần 31,26 tỷ USD, giảm 12,7% so với cùng thời gian năm 2021 và nhập khẩu hàng hóa đạt tổng trị giá 30,59 tỷ USD, giảm 8,2%. 

Nguyên nhân do cả xuất khẩu, nhập khẩu từ đầu năm đến hết ngày 6/02/2022 giảm so với cùng kỳ năm 2021 là Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 không rơi vào thời gian này cùng kỳ năm 2021. Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 6/02/2022, Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại hàng hóa trị giá 0,68 tỷ USD.

Điện thoại, linh kiện điện thoại… được xuất nhập khẩu lớn nhất

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm: nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện trị giá 631,3 triệu USD, chiếm 43%; tiếp theo là mặt hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 398,6 triệu USD, chiếm 27,1%, mặt hàng máy móc, thiết bị đạt 87,7 triệu USD, chiếm gần 6%… Như vậy, tổng trị giá xuất khẩu của 03 nhóm mặt hàng lớn nhất này này chiếm 76,1% tổng trị giá xuất khẩu. 

Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trị giá 799,4 triệu USD, chiếm 1/2 tổng trị giá nhập khẩu, tiếp theo nhóm mặt hàng điện thoại, linh kiện điện thoại trị giá 242,9 triệu USD, chiếm 15,4%, nhóm mặt hàng máy móc thiết bị các loại trị giá 111,4 triệu USD, chiếm 7,1%… Như vậy, 03 nhóm mặt hàng lớn nhất này đã chiếm 72,5% tổng trị giá nhập khẩu trong dịp Tết Âm lịch năm nay.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam

Tổng cục Hải quan cho biết, trong thời gian 9 ngày Tết Âm lịch năm nay, hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu sang tất cả 109 nước, vùng lãnh thổ (trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021 hàng hóa Việt Nam chỉ có mặt ở 80 nước, vùng lãnh thổ). Trong đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc với trị giá 400 triệu USD, chiếm 27,3% tổng trị giá xuất khẩu; tiếp theo là các thị trường: Hoa Kỳ với 347,6 triệu USD (chiếm 23,7%), Hàn Quốc với 86 triệu USD (chiếm 5,9%), Hồng Kông với 59 triệu USD (chiếm 4%), Nhật Bản với 41,8 triệu USD (chiếm 2,8%), ...

Cũng trong thời gian 9 ngày nghỉ Tết Âm lịch vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ tất cả 81 nước, vùng lãnh thổ, trong đó, hàng hóa nhiều nhất nhập khẩu có xuất xứ Hàn Quốc với trị giá 547,8 triệu USD, chiếm 34,7% tổng trị giá nhập khẩu;
Tiếp theo hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc với 349 triệu USD (chiếm 22,1%), Hoa Kỳ với 104,7 triệu USD (chiếm 6,6%), Đài Loan với 84,7 triệu USD (chiếm 5,4%), Ireland với 72,1 triệu USD (chiếm 4,5%). Trong thời gian dịp Tết Tân Sửu năm 2021, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ tất cả 57 nước, vùng lãnh thổ.

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
An Giang: Nhiều cây xăng đóng cửa, tạm ngưng hoạt động

An Giang: Nhiều cây xăng đóng cửa, tạm ngưng hoạt động

Theo Cục quản lý thị trường tỉnh An Giang, hiện có một số cây xăng đóng cửa, tạm ngưng hoạt động do không còn hàng để bán cho người tiêu dùng.
Áp lực tăng giá sau Tết: 7 biện pháp bình ổn giá sau Tết và cả năm 2022

Áp lực tăng giá sau Tết: 7 biện pháp bình ổn giá sau Tết và cả năm 2022

Báo cáo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, tình hình giá cả thị trường trước và trong Tết từ ngày 31/1/2022 đến ngày 2/2/2022 (tức từ ngày 29 tháng Chạp đến ngày mùng 02 Tết) giá cả bình ổn, không có dấu hiệu khan hàng, sốt giá.
Kinh doanh xăng dầu kém chất lượng, DN bị xử phạt trên 320 triệu đồng

Kinh doanh xăng dầu kém chất lượng, DN bị xử phạt trên 320 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kém chất lượng và không có giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu với tổng số tiền 325.347.000 đồng.
Thủ tướng: Làm cao tốc theo hướng thẳng, ngắn nhất, không bám theo khu dân cư

Thủ tướng: Làm cao tốc theo hướng thẳng, ngắn nhất, không bám theo khu dân cư

Thủ tướng lưu ý việc triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám theo đường cũ hay khu dân cư để giảm khâu GPMB, giảm chi phí, tạo không gian phát triển mới…
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 8/2: Rung lắc có thể xuất hiện

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 8/2: Rung lắc có thể xuất hiện

Chỉ báo dòng tiền MFI và RSI cũng đang dần được cải thiện. Cùng với đó, đường MA10 đang dần thu hẹp khoảng cách với đường MA20 và khả năng sẽ cắt MA20 theo hướng lên trên. Những chỉ báo trên đều cho thấy những tín hiệu tích cực từ thị trường trong ngắn hạn. Tuy nhiên, VN-Index đang tiệm cận ngưỡng cản tâm lý 1.500 điểm, nên các nhịp rung lắc có thể sẽ xuất hiện.
Cổ phiếu FAANG - bộ ngũ quyền lực đang xuất hiện dấu hiệu của sự rạn nứt

Cổ phiếu FAANG - bộ ngũ quyền lực đang xuất hiện dấu hiệu của sự rạn nứt

Những khoản đầu tư vào các cổ phiếu công nghệ hot nhất - FAANG, đang xuất hiện dấu hiệu của sự rạn nứt.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp