Xử phạt nhiều vi phạm trong lĩnh vực Kiểm toán

Thứ hai, 13/02/2023 | 11:29 Theo dõi CFĐT trên

Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, hiện nay, vi phạm trong lĩnh vực KTNN có xu hướng gia tăng. Dự thảo Pháp lệnh trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua đã được các cơ quan thống nhất cao...

Sáng 13/2, Báo cáo tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh về sự cần thiết ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Theo Tổng Kiểm toán, bằng quy định tại các luật, Quốc hội đã cho phép Kiểm toán nhà nước được thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước; đồng thời, giao UBTVQH ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN.

Về cơ sở thực tiễn, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, trải qua gần 30 năm hoạt động, thực tế các hành vi vi phạm trong lĩnh vực KTNN có xu hướng gia tăng và mang tính đặc thù nhưng đến nay còn thiếu các quy định về chế tài cụ thể để bảo đảm thi hành, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của KTNN, tính nghiêm minh của Luật KTNN.

Về tính đặc thù trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho rằng, việc phân định hành vi vi phạm nào là hành vi phát sinh từ công vụ, nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và các cơ quan nhà nước để từ đó loại trừ đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, bảo đảm tính khả thi của Pháp lệnh trong thực tiễn là điều quan trọng và cần thiết.

Ngày 10/01/2023, Ủy ban Pháp luật đã gửi dự thảo Pháp lệnh lấy ý kiến của Viện Nghiên cứu lập pháp. Sau khi Viện nghiên cứu lập pháp có ý kiến về dự thảo Pháp lệnh, Ủy ban Pháp luật, KTNN và các cơ quan có liên quan đã nghiên cứu và thống nhất về các nội dung tiếp thu, giải trình tại cuộc họp ngày 31/01/2023.

Đến nay, dự thảo Pháp lệnh trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua đã được các cơ quan thống nhất cao về bố cục và nội dung.

Quang cảnh phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 13/2
Quang cảnh phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 13/2

Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, mục đích của việc ban hành Pháp lệnh nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về KTNN; tạo cơ sở pháp lý cho việc xử phạt hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực KTNN; nâng cao hiệu lực hoạt động kiểm toán của KTNN và tính nghiêm minh của pháp luật.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho rằng, đây là lần đầu tiên xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN nên chỉ quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm đã rõ, xảy ra thường xuyên và mang tính phổ biến để bảo đảm tính khả thi của Pháp lệnh.

Về bố cục, Dự thảo Pháp lệnh sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 5 chương, 21 điều. Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn nêu rõ, so với dự thảo mà Uỷ ban Pháp luật đã thẩm tra ngày 22/12/2022 thì tăng thêm 04 điều; đồng thời KTNN đã phối hợp với Thường trực Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp rà soát, chỉnh sửa, thống nhất cao các nội dung trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cũng đề cập một số nội dung cơ bản của dự thảo Pháp lệnh như về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN; về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, về các hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể trong lĩnh vực KTNN; về thẩm quyền lập biên bản VPHC; thẩm quyền xử phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; về khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Thẩm tra dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị chỉnh lý kỹ thuật văn bản để bảo đảm rõ ràng, chính xác hơn; bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả "Buộc nộp lại số tiền tương ứng với số tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác đã đưa hoặc sẽ đưa để mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán".

7 nhóm hành vi vi phạm

Pháp lệnh đã chia ra 7 nhóm loại hành vi vi phạm (là các hành vi phổ biến, xảy ra thường xuyên trên thực tế) tương ứng với đó là hình thức, mức phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả.

- Hành vi vi phạm các quy định về gửi báo cáo định kỳ

- Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán

- Hành vi vi phạm quy định về trả lời và giải trình liên quan đến nội dung kiểm toán

- Hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán

- Hành vi mua chuộc, hối lộ thành viên Đoàn kiểm toán, cản trở công việc của Kiểm toán Nhà nước

- Hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán

- Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

Với mỗi hành vi vi phạm sẽ tương ứng với là hình thức, mức phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể. Trong đó như Hành vi vi phạm quy định về gửi báo cáo định kỳ sẽ phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến 15 ngày so với thời hạn quy định. Mức phạt tiền này có thể lên tới 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi từ chối gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.

Hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán có thể bị phạt tiền đến 40 triệu đồng.

Với hành vi mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước thì mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

Ngoài phạt tiền sẽ buộc nộp lại số tiền tương ứng với số tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác đã đưa hoặc sẽ đưa để mua chuộc, hối lộ…

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Lừa 350 triệu tiền làm bia mộ đá rồi... lặn mắt tăm

Lừa 350 triệu tiền làm bia mộ đá rồi... lặn mắt tăm

Đối tượng Lê Ngọc Tùng có hành vi Lừa đảo chiếm đoạt số tiền 350 triệu đồng thông qua nhận tiền làm bia mộ đá xảy ra vào tháng 9/2022 tại phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội...
Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Brunei đạt bước tiến vượt bậc

Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Brunei đạt bước tiến vượt bậc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Brunei đạt bước tiến vượt bậc; kim ngạch hai chiều năm 2022 đạt 725,8 triệu USD, tăng 134% so với năm 2021, vượt mục tiêu mà lãnh đạo hai bên đã đề ra cho năm 2025.
Các doanh nghiệp bốc hơi hàng tỷ USD vốn hóa năm qua và cái tên ngược chiều

Các doanh nghiệp bốc hơi hàng tỷ USD vốn hóa năm qua và cái tên ngược chiều

Trong khi nhiều doanh nghiệp bị thổi bay hàng tỷ USD vốn hóa trong suốt một năm qua và vẫn đang chật vật lấy lại những gì đã mất, một ngân hàng lại vừa lập kỷ lục mới về giá trị trong tháng 1.
Cải tạo chung cư cũ: Cơn đau đầu kéo dài

Cải tạo chung cư cũ: Cơn đau đầu kéo dài

Dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn, song chính quyền TP.HCM vẫn gặp rất nhiều khó khăn…
Khó khăn bủa vây thị trường bất động sản miền Trung

Khó khăn bủa vây thị trường bất động sản miền Trung

Thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trầm lắng nếu không muốn nói là đóng băng sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Vui liên hoan thiếu nhi thế giới trên độ cao 10.000 mét cùng Vietjet

Vui liên hoan thiếu nhi thế giới trên độ cao 10.000 mét cùng Vietjet

Chào mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 trên những chuyến bay đầy ắp niềm vui, Vietjet dành tặng những khách "nhí" những món quà bất ngờ, thú vị, tạo nên kỷ niệm tuổi thơ đặc biệt dành cho các thiên thần nhỏ.
Hành trình khảo sát xây dựng công trình thiện nguyện tại tỉnh Bắc Kạn của Quỹ Steve Bùi và Những người bạn

Hành trình khảo sát xây dựng công trình thiện nguyện tại tỉnh Bắc Kạn của Quỹ Steve Bùi và Những người bạn

Ngày 30/6, Quỹ Steve Bùi và Những người bạn, Nhóm Hoa sen phối hợp cùng chính quyền địa phương khảo sát địa điểm xây dựng công trình thiện nguyện tại 3 xã: Yến Dương, Địa Linh, Bành Trạch (Bắc Kạn)
Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu 2023 do AirlineRatings bình chọn

Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu 2023 do AirlineRatings bình chọn

(Tp.HCM, ngày 01/06/2023) – Vietjet vừa được bình chọn là “Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm 2023” (World’s Best Low-Cost Airline Onboard Hospitality 2023”) và tiếp tục được vinh danh là “Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới năm 2023” (Best Ultra Low-Cost Airline 2023) lần thứ 5 liên tiếp. Bộ đôi giải thưởng được công bố bởi trang đánh giá an toàn và sản phẩm hàng không hàng đầu thế giới AirlineRatings.com.
Trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho học sinh nghèo của Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Tuyên Quang năm học 2022-2023

Trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho học sinh nghèo của Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Tuyên Quang năm học 2022-2023

Ngày 26/5, Đoàn Thanh niên Cục Ngoại vụ- Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Quỹ Steve Bùi và những người bạn, Hội Doanh nhân trẻ và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Tuyên Quang.