Việt Nam nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ Hàn Quốc và Trung Quốc

Thứ ba, 23/08/2022 | 06:49 Theo dõi CFĐT trên

Trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 216,26 tỷ USD, tăng 14%, tương ứng tăng 26,53 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhiều mặt hàng chính được nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 7/2022 là 30,53 tỷ USD, giảm 5,3% về số tương đối và giảm 1,7 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng trước. 

Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 7 tháng đạt 216,26 tỷ USD, tăng 14%, tương ứng tăng 26,53 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tăng mạnh nhất ở các nhóm hàng như: máy vi tính sản phẩm điện từ và linh kiện tăng 10,08 tỷ USD; xăng dầu các loại tăng 3,12 tỷ USD; than các loại tăng 2,73 tỷ USD; hóa chất tăng 1,47 tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 2,78 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,33 tỷ USD...

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu trong tháng 7 là 6,89 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước. Tính chung, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đạt 50,1 tỷ USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong 7 tháng/2022, nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường Trung Quốc là 14,64 tỷ USD, tăng 25,6%; từ Hàn Quốc là 14,33 tỷ USD, tăng 37,1%; từ Đài Loan với 6,98 tỷ USD, tăng 35,7%; từ Nhật Bản với 4,05 tỷ USD, tăng 34,6%… so với cùng kỳ năm 2021.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 4,03 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước. Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng qua là 26,64 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 7 tháng/2022 với trị giá là 14,23 tỷ USD, giảm 1,3%; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 3,95 tỷ USD, tăng 2,8%; Nhật Bản với 2,5 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 7/2022 đạt 2,24 tỷ USD, giảm 6,8% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính chung trong 7 tháng đầu năm nay, trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này là 16,96 tỷ USD, tăng 7,3% (tương ứng tăng 1,16 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 7 tháng qua, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng tới 52%, với 8,87 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,77 tỷ USD, tăng 24,2% so với tháng trước. Tính trong 7 tháng/2022, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 12,08 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 7 tháng/2022, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 11,05 tỷ USD, chiếm 91,5% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 6,26 tỷ USD, tăng 30,1%; nhập khẩu từ Trung Quốc là 4,79 tỷ USD, giảm 3,6%… so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô nguyên chiếc các loại: Trong tháng 7/2022, lượng nhập về đạt 14.360 chiếc, tăng 11,3% so với tháng trước. Tính chung, trong 7 tháng/2022, Việt Nam nhập khẩu 78.026 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam đạt 60.993 chiếc, chiếm 78% tổng lượng ô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam và giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam trong 7 tháng/2022 chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Inđônêxia, chiếm 84% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan là 31.798 chiếc, giảm 33% và từ Inđônêxia với 28.109 chiếc, giảm gần 1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xăng dầu các loại: trong tháng 7/2022, lượng xăng dầu các loại nhập khẩu đạt 651 nghìn tấn với trị giá là 736 triệu USD, tăng 5,4% về lượng và giảm 9,4% về trị giá so với tháng trước. Lượng xăng dầu nhập khẩu tính đến hết tháng 7/2022 là 5,4 triệu tấn, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước với trị giá 5,73 tỷ USD, tăng 120,1%, tương ứng tăng  3,13 tỷ USD.  Trong đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc với 2,17 triệu tấn, tăng 92%; từ Malaysia với 815 nghìn tấn, giảm 48,5%; từ Singapore với 753 nghìn tấn, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Sắt thép các loại : Trong tháng 7, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 909 nghìn tấn, giảm 26,9% và trị giá đạt 1,03 tỷ USD giảm 25,4% so với tháng trước. Tính đến hết  tháng 7/2022, lượng nhập khẩu nhóm hàng này giảm 7,9%, đạt 7,4 triệu tấn với trị giá đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép các loại từ các thị trường chính bao gồm: Trung Quốc đạt 3,41 triệu tấn, giảm 14,7%; Nhật Bản đạt 1,15 triệu tấn, tăng 5,9%; Hàn Quốc đạt 793 nghìn tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
Giá xăng dầu ngày 22/8: Xăng giữ nguyên, dầu tăng giá

Giá xăng dầu ngày 22/8: Xăng giữ nguyên, dầu tăng giá

Sau 5 lần giảm giá liên tiếp, xăng đã giữ nguyên ở mức cũ trong khi một số mặt hàng dầu tăng giá trở lại.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu đạt 217,34 tỷ USD, tăng 16,6%, tương ứng tăng 30,92 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có nhiều nhóm mặt hàng giữ tỷ trọng tăng tốt như máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện…
Tạm giữ lượng lớn hàng hoá không rõ xuất xứ và nhập lậu

Tạm giữ lượng lớn hàng hoá không rõ xuất xứ và nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã tiến hành khám phương tiện vận tải mang BKS 75C-08XXX do ông Đ.X.H.V (địa chỉ: phường Hương An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) điều khiển và phát hiện 7.200 sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ...
Thông tin bịa đặt, sai sự thật được lưu trữ từ 12 tháng để xử lý

Thông tin bịa đặt, sai sự thật được lưu trữ từ 12 tháng để xử lý

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng. Trong đó, có quy định từ 01/10/2022, thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm... sẽ được lưu trữ từ 12 tháng để xử lý.
Giá vàng liên tục giảm, rơi xuống mức thấp

Giá vàng liên tục giảm, rơi xuống mức thấp

Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (23/8), giá vàng tại thị trường New York tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu gần 11 USD/onnce. Đây là phiên đi xuống thứ 6 liên tiếp trên thị trường kim loại quý này.
Giao dịch “rớt thảm”, giá chung cư tại TP.HCM vẫn tăng phi mã

Giao dịch “rớt thảm”, giá chung cư tại TP.HCM vẫn tăng phi mã

Theo khảo sát, trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận hiện có khoảng 10 dự án mới mở bán, tỷ lệ hấp thụ hầu hết không vượt qua mức 50% nguồn hàng. Mặc dù vậy, giá vẫn tăng cao.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp