Thông tin này đã được chia sẻ tại buổi gặp gỡ báo giới trước thềm hội nghị Điện gió Việt Nam 2022 (Vietnam Wind Power 2022), diễn ra chiều nay, 30/11.
Thông tin này đã được chia sẻ tại buổi gặp gỡ báo giới trước thềm hội nghị Điện gió Việt Nam 2022 (Vietnam Wind Power 2022), diễn ra chiều nay, 30/11.
Từ ngày 1-2 tháng 12 năm 2022, Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) sẽ tổ chức hội nghị Điện gió Việt Nam 2022 (Vietnam Wind Power 2022) tại Hà Nội, Việt Nam. Với cam kết của Việt Nam đối với Net Zero vào năm 2050 và mục tiêu điện gió rất tham vọng trong dự thảo mới nhất về Quy hoạch phát triển điện VIII (QHĐ 8), VWP2022 sẽ mang đến cơ hội lớn để các công ty trong ngành điện gió gặp gỡ, hợp tác và xác định các cơ hội và giải pháp để thúc đẩy triển khai năng lượng gió ở Việt Nam.
Hội nghị sẽ tiếp tục thảo luận các câu hỏi chính như: vai trò của năng lượng gió trong quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu và trong hỗn hợp năng lượng trong tương lai của Việt Nam; cơ chế thay thế để triển khai điện gió trên bờ; và chiến lược tới thị trường cho điện gió ngoài khơi.
Được biết, hội nghị Điện gió Việt Nam 2022 diễn ra đúng thời điểm quan trọng đối với ngành điện gió tại Việt Nam. Và VWP 2022 hội tụ các cơ quan chính phủ và đại diện của ngành công nghiệp trong nước và quốc tế, để thảo luận về các chủ đề chính ảnh hưởng đến ngành điện gió.
Quy Hoạch Điện VIII (QHD 8), hiện đang ở dạng dự thảo, có mục tiêu là 7 GW điện gió ngoài khơi và 21 GW điện gió trên bờ vào năm 2030. Ngành điện gió đã sẵn sàng và có thể thực hiện các mục tiêu này và giúp Việt Nam tăng cường an ninh năng lượng, cải thiện cán cân thương mại, tăng tính bền vững của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc tế của đất nước.
Theo các chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng gió rất lớn, đặc biệt là điện gió ngoài khơi có thể đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Việt Nam trong tương lai, mang lại khả năng dự đoán về giá cả, tạo ra hàng chục nghìn việc làm trong một ngành công nghiệp mới và cải thiện cán cân thương mại, đồng thời giúp cho đất nước đạt được các cam kết phát thải ròng bằng 0 và thu hút đầu tư quốc tế.
Nếu ngành điện gió ngoài khơi được cho phép phát triển một cách tự nhiên và thuận lợi từ một số dự án sơ bộ đã được chuẩn bị tốt, thì cách tiếp cận 'theo giai đoạn' của với các biểu giá mua điện tương ứng cho điện gió ngoài khơi, và dần giảm các khoản này trong các cuộc đấu giá theo thời gian có thể cho phép điện gió ngoài khơi trở nên rẻ hơn hầu hết các hình thức sản xuất năng lượng khác - hãy xem xét các ví dụ từ Vương quốc Anh và Đài Loan.
Để thực hiện được điều này, cần cấp thiết thành lập một ủy ban điều phối liên bộ, có thể do Bộ Công Thương chủ trì (do họ là bộ chủ chốt về năng lượng). Các chính sách và quy định về gió ngoài khơi ảnh hưởng đến nhiều bộ và cấp chính quyền khác nhau. Ủy ban này sẽ làm việc để đẩy nhanh việc giải quyết các nút thắt cổ chai giữa các bộ khác nhau.
Về điện gió trên bờ, biểu giá mua điện (FiT) đã hết hạn vào năm 2021. Trong khi 4 GW điện gió trên bờ đã hoàn thành trước khi giá FiT hết hạn, có 4 GW khác của các dự án đã ký PPA nhưng không kịp hoàn thành trước thời hạn. Nhiều dự án trong số này đã hoàn thành xây dựng kể từ khi FiT hết hạn. Tính đến thời điểm hiện tại, các dự án này vẫn chưa sản xuất điện, trong khi Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu than với giá rất cao.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã công bố biểu giá đề xuất cho các dự án điện gió trễ thời hạn giá FiT. Quy trình thực hiện các mức biểu giá vẫn chưa rõ ràng và để tạo ra một hướng đi cho việc phát triển ngành, chúng tôi khuyến khích chính phủ làm rõ điều này càng sớm càng tốt.
Các đại biểu tham dự cuộc trao đổi với báo giới đều cùng quan điểm, GWEC và ngành điện gió sẵn sàng hợp tác với chính phủ để phát triển các giải pháp để có thể đưa ngành đến gần hơn với việc đạt được các mục tiêu mà chính phủ Việt Nam đặt ra.