Kỷ nguyên tiền rẻ đã qua

Thứ tư, 30/11/2022 | 14:22 Theo dõi CFĐT trên

Thời kỳ tiền rẻ đã kết thúc vào năm 2022 khi các Ngân hàng Trung ương chuyển sang hướng thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm khống chế lạm phát đang ở ngưỡng cao kỷ lục tại nhiều quốc gia.

Kỷ nguyên tiền rẻ đã qua (Ảnh minh họa)
Kỷ nguyên tiền rẻ đã qua (Ảnh minh họa)

Theo đó, Fed đã tăng lãi suất cơ bản từ gần 0 lên 4% chỉ trong vòng sáu tháng. Doanh nghiệp, quốc gia hay người tiêu dùng từng mạnh tay vay nợ khi tiền rẻ nay phải đối mặt với những căng thẳng mới. 

Việc thắt chặt đột ngột các điều kiện tín dụng này không chỉ làm tăng rủi ro suy thoái và vỡ nợ mà còn dấy lên lo ngại về các lỗ hổng tài chính đang nổi lên mà trước kia từng được lấp đầy bởi các khoản vay.

Tại sao tiền quá rẻ trong một thời gian dài?

Các Ngân hàng Trung ương đã tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ để ngăn chặn không cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 gây ra suy thoái bằng cách sử dụng lãi suất thấp và những biện pháp kích thích, thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp. 

Họ đã giữ lãi suất ở mức thấp trong nhiều năm khi đối mặt với sự phục hồi yếu kém đáng kể, và sau đó tiếp tục mạnh tay nới lỏng chính sách một lần nữa khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Fed hạ lãi suất về gần bằng 0 vào đầu năm 2020 và tới tháng 3/2022 mới nâng lên. Trước đó, Fed liên tục giữ lãi suất thấp từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2015.

Tiền rẻ đã dẫn đến điều gì? 

Việc duy trì lãi suất ở mức thấp đã thúc đẩy một giai đoạn tăng trưởng phi thường trên thị trường tài chính Mỹ, không kể đến thời gian sụt giảm ngắn và sâu do đại dịch diễn ra năm 2020. Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 580% sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. 

Ngoài ra, kỷ nguyên tiền rẻ cũng làm gia tăng các khoản nợ của doanh nghiệp và quốc gia, như là tỷ lệ nợ Chính phủ Mỹ tính trên tổng GDP tăng từ 58% lên 98% và nợ của doanh nghiệp phi tài chính so với GDP tăng từ 77% lên 97%, theo dữ liệu do Ed Altman -  Giáo sư Tài chính Đại học New York tổng hợp.

Trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận cao hơn từ những tài sản an toàn như trái phiếu kho bạc Mỹ, các nhà đầu tư đã “ném tiền” vào doanh nghiệp, mua trái phiếu rủi ro với lợi suất cao mà bỏ qua đánh giá tín dụng kém.

Điều gì đã thay đổi?

Lạm phát bùng phát dữ dội vào năm 2021 khi các hạn chế liên quan đến đại dịch giảm dần trong khi chuỗi cung ứng vẫn bị gián đoạn. Năm 2022, tình hình này trở nên trầm trọng hơn do thiếu năng lượng và cuộc xung đột Nga - Ukraine. 

Cụ thể, lạm phát đã leo lên mức 9% tại Mỹ và hơn 10% tại châu Âu do khủng hoảng năng lượng và tác động từ cuộc xung đột Ukraine.

Do đó, dẫn đầu bởi Fed, các Ngân hàng Trung ương tại nhiều quốc gia cũng bắt đầu tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất trong hơn bốn thập kỷ. Mục tiêu của các ngân hàng là làm chậm tăng trưởng bằng cách giảm nhu cầu tiêu dùng với hy vọng rằng giá cả cũng sẽ giảm theo.

Từ tháng 3 đến tháng 11, Fed đã tăng trần lãi suất mà họ sử dụng để quản lý nền kinh tế, được gọi là lãi suất quỹ liên bang, lên 4% từ 0,25%. Các nhà kinh tế kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất lên 5% vào tháng 3/2023 và giữ ở mức đó trong phần lớn 2023. 

Xem thêm: Khả năng cao Fed sẽ hạ tốc độ tăng lãi suất

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thắt chặt chính sách tiền tê có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư và thị trường? 

Sau khi bắt đầu tăng lãi suất, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm tới 25% so với mức đỉnh do các nhà đầu tư chuẩn bị tâm lý cho sự chững lại của hoạt động kinh tế. 

Giá trái phiếu lao dốc mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ khi kỳ vọng những đợt phát hành mới mang lại lợi tức cao hơn khiến các trái phiếu đã phát hành mất đi giá trị. Các doanh nghiệp được xếp hạng đầu tư hoặc có lợi suất cao đều cắt giảm hoạt động đi vay. 

Một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất với lãi suất của nền kinh tế Mỹ là thị trường nhà đất, đã chứng kiến ​​doanh số bán hàng chậm lại đáng kể. Những nhà đầu tư có xu hướng né tránh loại tài sản nhiều rủi ro, chẳng hạn như các khoản vay có đòn bẩy.

Ảnh hưởng tới người tiêu dùng và công ty

Đối với các doanh nghiệp Mỹ, lợi suất trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng đầu tư đã tăng lên khoảng 6% và các khoản nợ có lãi suất cao đã tăng lên gần 10% vào tháng 11. Điều này xuất phát từ chi phí lao động cao hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe. 

Bên cạnh đó, người mua nhà đang phải đối mặt với các khoản thanh toán hàng tháng tăng mạnh vì lãi suất thế chấp cố định trong 30 năm lên tới 7%, mức cao nhất trong hai thập kỷ. 

Và bất chấp mức lương của người lao động Mỹ tăng đáng kể, lạm phát đã bắt đầu ăn mòn vào thu nhập. Ngoài nước Mỹ, việc Fed tăng lãi suất cũng đang làm đồng USD mạnh lên. Kết quả là những khoản nợ bằng USD của các thị trường mới nổi đang ngày càng đắt đỏ.

Những rủi ro nào xảy ra cùng với sự thay đổi?

Khả năng tiếp cận tiền dễ dàng ở Mỹ đã dẫn đến mức nợ của nhiều doanh nghiệp ngày càng cao, đặc biệt là các công ty được quỹ đầu tư tư nhân sở hữu. Tỷ lệ nợ trên thu nhập đã tăng lên trên thị trường cho vay có đòn bẩy trong vòng 10 năm qua. Các khoản vay có thế chấp đang trở nên ngày càng rủi ro.

Trên toàn cầu, các công ty “ma” - những công ty không kiếm đủ tiền để trang trải chi phí lãi vay - đã trở nên phổ biến hơn. Chi phí đắt đỏ hơn, từ vốn, lao động cho tới hàng hóa, đã tạo ra kỳ vọng rằng nguy cơ vỡ nợ sẽ tăng lên, đặc biệt tại những doanh nghiệp nhiều nợ.

Có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính khác?

Các quy tắc cho vay đã được thắt chặt sau sự sụp đổ của thị trường tín dụng vào năm 2008. Tuy nhiên, tốc độ tăng lãi suất đang làm gia tăng lo ngại rằng một điều gì đó trong hệ thống tài chính sẽ bị phá vỡ. 

Vào tháng 9, một chiến lược phòng ngừa rủi ro thường được các quỹ hưu trí của Vương quốc Anh sử dụng đã phản tác dụng khi lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhanh hơn so với các mô hình mà các quỹ sử dụng cho phép. Sự can thiệp của Ngân hàng Anh là cần thiết để xoa dịu tình trạng hỗn loạn của thị trường. 

Có lý do nào để lạc quan không?

Cho đến nay, người tiêu dùng Mỹ và những người đi vay vẫn đủ sức chịu đựng. Khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng sau đại dịch đã giúp nhiều doanh nghiệp tái cấp vốn cho các khoản nợ ở mức lãi suất thấp.

Các khoản kích thích trong đại dịch và mức lương cao hơn sau đó đã giúp hộ gia đình có một tấm đệm để vượt qua một số suy thoái kinh tế. Nhìn chung, tỷ lệ rủi ro của người tiêu dùng trong vay thế chấp và mua ô tô đã giảm kể từ năm 2006, theo một báo cáo của UBS.

Xem thêm: Thống đốc Fed: Cần hoàn thành một chặng đường trước khi dừng tăng lãi suất

Thục San (Theo Bloomberg)
Theo VnMedia.vn Copy
Sắc xanh bao trọn thị trường chứng khoán châu Á 

Sắc xanh bao trọn thị trường chứng khoán châu Á 

Chốt phiên giao dịch 29/11, chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương chìm trong sắc xanh, với thị trường Hồng Kông dẫn đầu xu hướng. 
Chứng khoán ngày 29/11: Cổ phiếu quay đầu tăng ào ạt

Chứng khoán ngày 29/11: Cổ phiếu quay đầu tăng ào ạt

Sàn HoSE hôm nay đón nhận mức giải ngân cao kỷ lục kể từ tháng 10/2021 với hơn 3.647 tỷ đồng mua vào cổ phiếu. Suốt 14 tháng qua, chỉ có 3 phiên khối ngoại xuống tiền ở cường độ vượt 3.000 tỷ đồng. Mức mua ròng lên tới 2.633,5 tỷ đồng ở sàn này...
Giá vàng trong nước tiếp tục giảm, về sát mốc 67 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước tiếp tục giảm, về sát mốc 67 triệu đồng/lượng

Trong phiên giao dịch sáng nay, 29/11, giá vàng trong nước tiếp tục được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm từ 50 tới 150 ngàn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào - bán ra.
Một số vướng mắc, khó khăn của thị trường bất động sản và các doanh nghiệp bất động sản

Một số vướng mắc, khó khăn của thị trường bất động sản và các doanh nghiệp bất động sản

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản báo cáo Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về một số vướng mắc, khó khăn của thị trường bất động sản, các doanh nghiệp bất động sản.
EU chạy đua giải quyết bất đồng về việc áp giá trần đối với dầu của Nga

EU chạy đua giải quyết bất đồng về việc áp giá trần đối với dầu của Nga

Brussels đang chạy đua để hoàn thiện mức giá trần đề xuất đối với các chuyến hàng dầu của Nga trong những ngày tới sau khi các nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) đến nay vẫn mâu thuẫn về mức giá trần và về việc liệu có nên liên kết việc này với một gói trừng phạt rộng hơn hay không.
Thông qua kênh trái phiếu, VietinBank kế hoạch huy động 9.000 tỷ đồng

Thông qua kênh trái phiếu, VietinBank kế hoạch huy động 9.000 tỷ đồng

Gần đây, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) đưa ra thông báo liên quan đến việc sửa đổi phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng 2022.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp