Việt Nam có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Thứ sáu, 03/09/2021 | 10:23 Theo dõi CFĐT trên

Số liệu vừa công bố của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2021 ước tính đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 giảm 5,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 13,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 1,9%. 

Như vậy, tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 55,69 tỷ USD, tăng 10,5%, chiếm 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 156,86 tỷ USD, tăng 25,5%, chiếm 73,8%. 

Cũng theo Bộ Công Thương, trong 8 tháng năm 2021 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,1% gồm: Điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 35,7 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 31,3 tỷ USD, tăng 12,8%; Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 23 tỷ USD, tăng 49,9%; Hàng dệt may đạt 21,2 tỷ USD, tăng 9,7%; Giày dép đạt 12,6 tỷ USD, tăng 16,2%; Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,4 tỷ USD, tăng 41,9%. 

Trong tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu của cả 3 nhóm hàng chính đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái với nhóm hàng nông, thủy sản ước đạt 1,996 tỷ USD, giảm 11,2%; nhóm nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 231 triệu USD, giảm 33,2%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 23,06 tỷ USD, giảm 3,3%. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng, cả 3 nhóm hàng công nghiệp chế biến, nhóm hàng nông, thủy sản và nhóm nhiên liệu khoáng sản đều có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương so với cùng kỳ. 

Đối với kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản, Bộ Công Thương cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tháng 08/2021 giảm 19,2% so với tháng 7/2021 và giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này ước đạt 17,87 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. 

Trong nhóm hàng này, gạo là mặt hàng ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất khi giảm tới 14,8% về lượng và giảm 6,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng lớn đến việc thu hoạch và lưu thông lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2021 giảm 32,4% so với tháng 7/2021 và giảm 33,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng, nhóm hàng này đã có mức tăng trưởng dương với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD, tăng nhẹ 4,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 1,03% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm hàng này ghi nhận sự tăng trưởng cao ở mặt hàng than đá và xăng dầu các loại với mức tăng lần lượt là 114,2% và 28,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mặt hàng dầu thô xuất khẩu giảm 14,1% và quặng và khoáng sản khác giảm 10,1%.

Riêng đối với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến, trong tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này giảm 3% so với tháng 7/2021 và giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn duy trì mức tăng trưởng cao 23,4% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt 182,93 tỷ USD, chiếm 86,06% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong nhóm này biến động trái chiều trong tháng 8/2021. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại đạt cao nhất với 5,9 tỷ USD trong tháng 8/2021, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác cũng tăng 12,6%, đạt 3 tỷ USD; đặc biệt kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại tăng tới 107% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, nhiều mặt hàng có kim ngạch sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 12%, hàng dệt và may mặc giảm 9,2%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 26,9%, giày dép các loại giảm 38,5%...

Bộ Công Thương cho biết, 8 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62,1 tỷ USD, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 32,7 tỷ USD, tăng 19,6%. Thị trường EU đạt 25,98 tỷ USD, tăng 14,1%. Thị trường ASEAN đạt 18,3 tỷ USD, tăng 22,4%. Hàn Quốc đạt 13,9 tỷ USD, tăng 9,7%. Nhật Bản đạt 13,5 tỷ USD, tăng 8,5%.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Sản xuất công nghiệp ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19

Sản xuất công nghiệp ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19

Theo Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong tháng 8 chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Ngành vận tải biển vật lộn với tình trạng thiếu tàu container

Ngành vận tải biển vật lộn với tình trạng thiếu tàu container

Hoạt động vận tải biển đã bị ngắt quãng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng COVID-19, song hiện đang phục hồi và dẫn tới sự bùng nổ số đơn hàng mua tàu mới trong bối cảnh ngành này gặp nhiều khó khăn vì tình trạng thiếu tàu container.
Hà Nội: Công khai giá bán 115 mặt hàng thiết yếu trong thời gian giãn cách

Hà Nội: Công khai giá bán 115 mặt hàng thiết yếu trong thời gian giãn cách

Người dân có thể khai thác thông tin từ các trang thương mại điện tử của các hệ thống cửa hàng, siêu thị và chủ động tham khảo cập nhật về giá bán.
Ba lý do khiến các khoản đầu tư của bạn không thành công như mong đợi

Ba lý do khiến các khoản đầu tư của bạn không thành công như mong đợi

Việc danh mục đầu tư mãi không tăng giá trị sẽ khiến nhiều người thấy nản chí. Dưới đây là ba vấn đề có thể khiến nhà đầu tư lâm vào tình trạng này và cách để khắc phục.
Giá Bitcoin hôm nay (mới nhất 3/9): Bitcoin giảm về ngưỡng 48.000 USD

Giá Bitcoin hôm nay (mới nhất 3/9): Bitcoin giảm về ngưỡng 48.000 USD

Giá Bitcoin hôm nay (mới nhất 3/9): Bitcoin giảm 2,41%, ghi nhận giao dịch quanh ngưỡng 48.594.64 USD. Nhiều altcoin giảm giá theo. Thị trường ngập sắc đỏ.
Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đây là quy hoạch chuyên ngành đầu tiên được phê duyệt theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, được đánh giá có quy mô, phạm vi và sức ảnh hưởng lớn trong 37 quy hoạch chuyên ngành quốc gia của cả nước. Quyết định do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp