Vấn đề chanh (tiếng Anh là Lemons Problem) trong kinh tế đề cập đến những vấn đề phát sinh liên quan đến giá trị của một khoản đầu tư hoặc giá trị sản phẩm do thông tin bất cân xứng mà người mua và người bán sở hữu.
Vấn đề chanh (tiếng Anh là Lemons Problem) trong kinh tế đề cập đến những vấn đề phát sinh liên quan đến giá trị của một khoản đầu tư hoặc giá trị sản phẩm do thông tin bất cân xứng mà người mua và người bán sở hữu.
Vấn đề chanh trong tiếng Anh là Lemons Problem. Vấn đề chanh trong kinh tế đề cập đến các vấn đề phát sinh liên quan đến giá trị của một khoản đầu tư hoặc giá trị sản phẩm do thông tin bất cân xứng mà người mua và người bán sở hữu.
Vấn đề về chanh đã được đưa ra trong một bài báo nghiên cứu, "The Market for 'Lemons': Quality Uncertainty and the Market Mechanism" được viết vào cuối những năm 1960 bởi George A. Akerlof, một giáo sư và nhà kinh tế học tại Đại học California, Berkeley.
Vấn đề chanh xuất phát từ ví dụ về những chiếc xe đã qua sử dụng mà Akerlof sử dụng để minh họa cho khái niệm thông tin bất cân xứng, vì những chiếc xe đã qua sử dụng bị lỗi thường được gọi là "chanh".
Vấn đề chanh tồn tại trên thị trường sản phẩm của người tiêu dùng và doanh nghiệp, cả trong lĩnh vực đầu tư, liên quan đến sự chênh lệch về giá trị cảm nhận (perceived value) của khoản đầu tư giữa người mua và người bán.
Vấn đề chanh cũng phổ biến trong lĩnh vực tài chính, bao gồm thị trường bảo hiểm và tín dụng. Ví dụ, trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, một người cho vay có thông tin bất cân xứng và kém lí tưởng liên quan đến uy tín tín dụng thực tế của người đi vay.
Xem thêm: Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì? Bản chất và vai trò
Nhà kinh tế học George Akerlof từng đưa ra một ví dụ kinh điển về lý thuyết thông tin bất cân xứng, tạm gọi nôm na là "câu chuyện chanh, đào". Câu chuyện lấy tâm điểm là thị trường xe ô tô đã qua sử dụng.
Akerlof gọi những chiếc xe tồi là "lemon", nghĩa là "quả chanh", nhưng theo tiếng lóng Mỹ còn có nghĩa là "xe hay gặp hư hỏng", hoặc "vật vô giá trị". Với những chiếc xe tốt, Akerlof đặt tên là "peach", nghĩa là "quả đào", nhưng còn có nghĩa là "tuyệt hảo".
Akerlof đặt vấn đề, bất kỳ ai bán một chiếc xe ô tô đều biết nó là "quả chanh" hay "quả đào", tuy nhiên, người tìm mua nó lại không hề biết. Điều này khiến người tìm mua bất lợi hơn trong lựa chọn, có thể trả giá quá cao cho "quả chanh" hoặc trả giá quá thấp cho "quả đào", cùng với đó là tâm lý nghi ngờ giá "chanh", "đào". Tâm lý ỷ lại cũng nảy sinh, nghĩa là người tìm mua dần từ bỏ nhu cầu tìm thêm thông tin, bởi điều này là khó khăn, nhọc công, tốn kém…
Cũng như thế, ngành ngân hàng cũng có "chanh", "đào". Khách hàng, đặc biệt là người gửi tiền cũng luôn trong tình trạng thiếu hụt thông tin về các ngân hàng hơn rất nhiều so với bản thân các ngân hàng. Sự bất cân xứng thông tin này cũng gây ra tâm lý ỷ lại, từ bỏ nhu cầu tìm hiểu thông tin ở người gửi tiền.
Rất nhiều trường hợp ngân hàng yếu kém, ngân hàng 0 đồng trước đây hoàn toàn không có thông tin, chỉ báo đáng kể nào cho đến khi tình trạng bết bát được phanh phui một cách muộn màng. Với những trường hợp đặc biệt như thế, người gửi tiền còn "bất lực" trong tìm kiếm thông tin, thì việc họ "nhắm mắt đưa tay" gửi tiền vào các ngân hàng mà không màng đến rủi ro là chuyện dễ hiểu.
Hệ quả là, dòng tiền gửi "chảy" vào các ngân hàng không hiệu quả do "chảy" vào nơi rủi ro nhiều và nơi rủi ro ít như nhau. Điều này là bất công, bởi các ngân hàng ít rủi ro đã và đang phải hy sinh nhiều nguồn lực, chấp nhận giảm lợi nhuận để tăng tính an toàn, hạn chế rủi ro, rốt cuộc lại bị đối xử như các ngân hàng rủi ro nhiều, hy sinh ít.
Điều này cũng lý giải vì sao tâm lý người gửi tiền ở Việt Nam chưa bao giờ được coi như tâm lý nhà đầu tư, nghĩa là chấp nhận rủi ro, kể cả khi ngân hàng đổ vỡ thanh khoản hay phá sản, bởi tâm lý này không thể hình thành khi thiếu thốn thông tin. Thế nên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn luôn phải trong trạng thái "đảm bảo quyền lợi người gửi tiền", kể cả khi tiến hành phá sản ngân hàng nhỏ, nếu không tâm lý hoang mang sẽ lan tràn, có thể gây ra làn sóng rút tiền trên diện rộng.
Vấn đề về thông tin bất cân xứng phát sinh do người mua và người bán không có lượng thông tin cần thiết bằng nhau để đưa ra quyết định có căn cứ về giao dịch.
Người bán hoặc chủ sở hữu của một sản phẩm hoặc dịch vụ thường biết giá trị thực của nó, hoặc ít nhất là biết liệu chất lượng sản phẩm có trên hoặc dưới mức trung bình. Tuy nhiên, những người mua tiềm năng thường không có kiến thức này, vì họ không nắm được tất cả thông tin mà người bán sở hữu.
Xem thêm: Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền
Ví dụ ban đầu của Akerlof về việc mua một chiếc xe đã qua sử dụng lưu ý rằng người mua tiềm năng của một chiếc xe đã qua sử dụng không thể dễ dàng xác định giá trị thực của chiếc xe.
Do đó, người mua chỉ sẵn sàng trả mức giá không cao hơn mức giá trung bình. Lập trường này của người mua thoạt tiên có thể mang đến cho họ mức độ bảo vệ về mặt tài chính khỏi rủi ro mua một quả chanh.
Tuy nhiên, Akerlof chỉ ra rằng lập trường này thực sự ủng hộ người bán, vì nhận được mức giá trung bình cho một quả chanh vẫn sẽ nhiều hơn giá trị mà người bán có thể nhận được nếu người mua có kiến thức rằng chiếc xe là một quả chanh.
Trớ trêu thay, vấn đề chanh tạo ra bất lợi cho người bán một chiếc xe cao cấp, vì thông tin bất cân xứng của người mua tiềm năng và nỗi sợ bị kẹt với một quả chanh, có nghĩa là họ không sẵn sàng đưa ra một mức giá cao hơn cho một chiếc xe cao cấp.
Xem thêm: Khoản phải thu (AR) là gì? Các khoản phải thu ngắn hạn