Văn bản 'đá nhau' thị trường ách tắc, sửa luật giải cứu bất động sản

Thứ bảy, 02/10/2021 | 16:32 Theo dõi CFĐT trên

Đầu tháng 9/2021, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư nhằm “cởi trói” cho thị trường bất động sản – một trong những lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Việc sửa quy định này được xem là vô cùng cấp thiết để “giải cứu” thị trường bất động sản - đầu tàu của nền kinh tế. Trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch, việc chậm sửa luật, chậm cải cách kinh doanh một ngày, nền kinh tế lại chịu thêm tổn thất lớn.

Tại Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương ngày 26/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Mọi chính sách và việc thực hiện chính sách phải hướng đến người dân và doanh nghiệp, trong bối cảnh nền kinh tế lần đầu tiên ghi nhận mức tăng trưởng âm vì COVID-19, cần chuyển trạng thái an toàn để phát triển kinh tế.

Văn bản luật “đá nhau”, thị trường ách tắc

Điểm c, khoản 1, Điều 75, Luật Đầu tư 2020 cũng chính là một trong những điểm nghẽn pháp lý khiến các doanh nghiệp BĐS gặp khó nhất thời gian qua.

Theo đó, chỉ những dự án có “dính” đến đất ở thì nhà đầu tư mới được công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở. Trong khi đó, hiện nay, phần lớn quỹ đất phát triển nhà ở mà các chủ đầu tư sở hữu theo quy hoạch của các địa phương đa số đều là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất sản xuất - kinh doanh… 

Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, chỉ riêng tại Hà Nội và TP.HCM đã có hơn 200 dự án nhà ở thương mại bị ách tắc bởi quy định tréo ngoe này. Hậu quả là thị trường BĐS rơi vào cuộc khủng hoảng nguồn cung, giá nhà ở tăng cao, gián tiếp tước đi cơ hội sở hữu nhà của nhiều người dân. Không những thế, bất cập này còn khiến ngân sách Nhà nước thất thu lớn.

Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), giả định mỗi dự án nhà ở thương mại đang bị tắc nghẽn tại TP.HCM có vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, tổng mức đầu tư là 126.000 tỷ đồng, thì việc không được công nhận chủ đầu tư 126 dự án này dẫn đến Nhà nước bị thất thu đến gần 18.000 tỷ đồng thuế, phí các loại - một con số khổng lồ trong bối cảnh dịch COVID-19 đang ảnh hưởng nặng nề nền kinh tế.

Thống kê cả nước thì mức thất thu ngân sách có thể gấp 3 lần vì thị trường BĐS TP.HCM chiếm khoảng 1/3 thị trường BĐS cả nước”, HoREA cho biết.

Bộ KH&ĐT cũng nhận thấy sự “đá nhau” giữa các văn bản luật hiện hành là nguyên nhân khiến thị trường BĐS cả nước bị “bóp nghẹt” thời gian qua. Từ đó, Bộ này đã đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm c, khoản 1, Điều 75, Luật Đầu tư theo hướng: Doanh nghiệp được công nhận là chủ đầu tư khi “có quyền sử dụng đất ở hoặc các loại đất khác phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai”.

Nút thắt cuối để “giải cứu” thị trường BĐS

Cùng với Bộ KH&ĐT, các Bộ Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường cũng đồng thuận với việc sửa đổi điểm c, khoản 1, Điều 75, Luật Đầu tư. Bộ TN&MT cho rằng việc sửa đổi điều khoản bất hợp lý này là “phù hợp với quy định tại điểm d, e khoản 1 Điều 57, Điều 52, Điều 58, Điều 61 và Điều 62 Luật Đất đai và khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư”.

Theo các chuyên gia, sự thống nhất cao của các Bộ trong việc điểu chỉnh Luật Đầu tư thể hiện tinh thần kiến tạo, kịp thời tháo gỡ khó khăn, rào cản pháp lý bất cập, mở đường cho DN hoạt động để đưa nền kinh tế sớm trở lại trạng thái “bình thường mới”. Điều này càng có ý nghĩa sống còn khi lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận kết quả tăng trưởng âm trong quý III/2021.

“Chỉ khi cứu được các DN thì mới vực dậy được nền kinh tế. Các Bộ liên quan đã có ý kiến, không những thế còn là ý kiến đồng thuận cao. Tới đây, lĩnh vực đầu tàu của nền kinh tế sẽ vận hành ra sao, tiếp tục tắc nghẽn hay được khơi thông… tất cả đang chờ đợi ý kiến cuối cùng của Bộ Tư pháp mà thôi”, một chuyên gia khẳng định.

Sau văn bản của Bộ KH&ĐT gửi Bộ Tư pháp, có ý kiến cho rằng có thể không cần quy định dự án phải có đất ở ngay từ đầu mà có thể có đất khác nhưng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm đất ở. Tuy nhiên, ý kiến này khiến cộng đồng doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng “đã sai lại càng sai”.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho rằng, nếu quy định DN phải có phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm đất ở thì về bản chất vẫn là “cởi trói tay nhưng lại sang trói chân”. Bởi khoản 2 điều 52 của Luật Đất đai quy định căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là “Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư” – mà điều này được minh chứng bằng quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Điều này đồng nghĩa DN chỉ có cơ sở pháp lý để tiến hành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau khi đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

Cùng với đó, việc bổ sung thêm quy định phải có phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở chẳng khác gì “đẻ” thêm “giấy phép con”. Theo quy trình xin chấp thuận chủ trương đầu tư hiện nay, DN đã trải qua một lộ trình phức tạp để được cơ quan quản lý gồm Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố, các Sở/Ban/Ngành quản lý về đất đai, tài chính, xây dựng... đồng thuận. Theo đó, hồ sơ DN phải chuẩn bị đã bao gồm tài liệu chứng minh nguồn gốc sử dụng đất của dự án, tài liệu quy hoạch sử dụng đất, tài liệu phê duyệt chương trình phát triển nhà ở để chứng minh khu cho “nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư” là phù hợp quy định. Nếu sửa theo hướng đề xuất trên, để được phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư, doanh nghiệp lại buộc phải chuẩn bị thêm “giấy phép” phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm đất ở. Thực tế, DN không biết xoay xở thế nào khi chưa được chấp thuận chủ trương giao đất/chủ trương đầu tư mà đã đi làm... chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

“Đây chính là kiểu lỗi tư duy con gà - quả trứng. Bổ sung điều kiện ràng buộc này chẳng khác gì chúng ta đang đi sửa một quy định sai này bằng một quy định sai khác”, vị chuyên gia đánh giá. “Hàng nghìn doanh nghiệp BĐS cả nước đang mong chờ sửa luật, càng chậm nền kinh tế quốc gia chịu tổn thất càng lớn. Hi vọng sẽ không phát sinh thêm một quy định chồng chéo nào khác cản đường sự phát triển và phục hồi của nền kinh tế”, vị chuyên gia khuyến cáo.   

Vị chuyên gia cũng nói thêm, việc nhiều bộ đang phải gấp rút sửa Luật Đầu tư cho thấy chỉ một vài từ chưa đúng trong luật đã gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Hiện các doanh nghiệp BĐS vẫn đang đợi một quyết định đúng đắn để “giải cứu” điểm tắc nghẽn đã tồn tại 2 năm qua.

Theo vietnamnet.vn
Theo VnMedia.vn Copy
Quý III/2021: Giá bất động sản vẫn tiếp tục xu hướng tăng

Quý III/2021: Giá bất động sản vẫn tiếp tục xu hướng tăng

Báo cáo thị trường BĐS quý III/2021 của batdongsan.com.vn mới đây cho thấy, dù chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh, nhưng thị trường BĐS vẫn có những điểm sáng đến từ một số khu vực và loại hình, và giá BĐS vẫn tiếp tục xu hướng tăng.
Khẩn trương triển khai các hạng mục Dự án sân bay Long Thành

Khẩn trương triển khai các hạng mục Dự án sân bay Long Thành

Ngày 1/10/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7083/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc triển khai thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đầu tư bất động sản: Cân nhắc khi 'đón sóng' hạ tầng

Đầu tư bất động sản: Cân nhắc khi "đón sóng" hạ tầng

Những "trái đắng" sau sốt đất vẫn không giúp các nhà đầu tư tỉnh táo khi nhập cuộc đua. Bởi vậy, các chuyên gia vẫn đưa ra cảnh báo, nhà đầu tư bất động sản cần cân nhắc khi "đón sóng" hạ tầng.
3 cách giúp nhà đầu tư vượt qua nỗi sợ hãi khi mới đầu tư chứng khoán

3 cách giúp nhà đầu tư vượt qua nỗi sợ hãi khi mới đầu tư chứng khoán

Để kiềm chế nỗi sợ hãi của nhà đầu tư F0 khi tham gia thị trường chứng khoán, cần chỉ ra cho họ cách thị trường tăng giá trị theo thời gian, đồng thời giải thích cách tùy chỉnh chiến lược đầu tư phù hợp và đáp ứng nhu cầu.
Bitcoin 'bốc đầu' tăng lên mức cao nhất gần hai tuần

Bitcoin 'bốc đầu' tăng lên mức cao nhất gần hai tuần

Bitcoin đã tăng hơn 10% trong 24h qua ghi nhận mức giao dịch quanh ngưỡng 47.000 USD. Thị trường ngập sắc xanh.
Nóng: Ghi nhận hàng chục F0 tại 5 tỉnh, thành phố liên quan đến Bệnh viện Việt Đức

Nóng: Ghi nhận hàng chục F0 tại 5 tỉnh, thành phố liên quan đến Bệnh viện Việt Đức

Theo thông tin của Sở Y tế Hà Nội, tính đến trưa ngày 2/10 đã phát hiện 28 ca dương tính tại 5 tỉnh, thành phố liên quan đến Bệnh viện Việt Đức.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Cafe Khởi nghiệp