Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ tử vong tính trên bệnh nhân mắc COVID-19 ở Việt Nam xếp thứ 58/223 nước trên thế giới và xếp thứ 03/11 nước trong ASEAN. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong ở TP.HCM lên tới 4%...
Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ tử vong tính trên bệnh nhân mắc COVID-19 ở Việt Nam xếp thứ 58/223 nước trên thế giới và xếp thứ 03/11 nước trong ASEAN. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong ở TP.HCM lên tới 4%...
Báo cáo Quốc hội về tình hình phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ cho thấy, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã trải qua 4 đợt bùng phát. Quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt có xu hướng phức tạp hơn.
Riêng giai đoạn 4, đến nay đã có hơn 1,7 triệu ca mắc, trên 32 nghìn ca tử vong. Tính trên 1 triệu dân, Việt Nam có số mắc xếp thứ 144/223 nước trên thế giới, 09/11 nước khu vực ASEAN; số tử vong xếp thứ 131/223 nước trên thế giới, 06/11 nước khu vực ASEAN.
Tỷ lệ tử vong trên số mắc là 1,9%, xếp thứ 58/223 nước trên thế giới và xếp thứ 03/11 nước trong ASEAN.
Tính theo tuổi, tỷ lệ tử vong các nhóm tuổi trên tổng số ca tử vong như sau: từ 0-2 tuổi là 0,19%; 3-12 tuổi là 0,06%; 13-17 tuổi là 0 09%; 18-49 tuổi là 17,9%; 50-64 tuổi là 38,72%; trên 65 tuổi là 43,04%.
Tính theo địa phương, tỷ lệ tử vong tại TP.HCM (4%), An Giang (3%), Tiền Giang (2,7%), Long An (2%), Kiên Giang (1,8%).
Theo thống kê sơ bộ, số tử vong đã giảm từ khoảng 300-350 ca/ngày (thời kỳ đỉnh dịch) xuống còn trên 200 ca/ngày; chủ yếu là những người mắc bệnh nền, người già, trong đó phần lớn (trên 70%) là người chưa tiêm vaccine. Số ca bệnh nặng giảm sâu (giảm đến 2/3) so với thời kỳ đỉnh dịch (tháng 8, 9/2021).
Chấp nhận mua dư thừa vaccine tiêm cho trẻ em
Về vaccine, đến 01/01/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 192 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó mua từ Ngân sách nhà nước là 96,9 triệu liều, từ các nguồn viện trợ/tài trợ là 95,1 triệu liều.
Đến hết ngày 01/01/2022, cả nước đã tiêm được hơn 152,8 triệu liều vaccine. Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là khoảng 140 triệu liều; tỷ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vaccine là 99,6%, tiêm đủ liều cơ bản là 90,9% và một bộ phận người dân đã được tiêm liều thứ 3 (khoảng 4,8 triệu người từ 18 tuổi trở lên), số liều tiêm cho người từ 12 đến 17 tuổi là 12,8 triệu liều. Tỷ lệ trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm ít nhất 01 liều vaccine là 85,6%, tiêm đủ liều cơ bản là 57,0%.
Đến nay, Việt Nam đã đạt trên 70% dân số được tiêm đủ liều cơ bản, so với mục tiêu WHO khuyến cáo, Việt Nam đã về đích trước 6 tháng. Dự kiến Việt Nam sẽ hoàn thành tiêm phủ mũi 3 vào cuối quý 1/2022.
Về việc tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, Chính phủ cho biết, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị và sẽ triển khai theo khuyến cáo về mặt khoa học bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Theo Báo cáo của Chính phủ, Bộ Y tế đã báo cáo Bộ Chính trị đề xuất và xin ý kiến chi đạo tiêm thể cho đối tượng từ 5 đến dưới 12 tuổi, theo đó, một cho phép tiêm vaccine COVID-19 cho nhóm đối tượng trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi và xin giao cho Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo tổ chức triên khai thực hiện. Hai là cho phép mua 21,9 triệu liều vaccine phòng COV1D-19 của Pfizer/BioNTech để có thể triển khai tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và chấp nhận có thể dư thừa vaccine.
Liên quan đến số ca nhiễm COVID-19 trong giai đoạn vừa qua tăng rất nhanh, báo cáo của Chính phủ nhận định nguyên nhân là do biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh, đột ngột dẫn đến số ca mắc tãng cao và tăng số ca bệnh nặng và tử vong, gây quá tải hệ thống y tế của một số địa phương.
Báo cáo của Chính phủ cũng nêu những một số hạn chế, bật cập trong thu dung điều trị tại cơ sở cũng như khó khăn về năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng; Hệ thống y tế còn bộc lộ hạn chế, nhất là y tế cơ sờ và y tế dự phòng, chưa đáp ứng được yêu cầu khi dịch xảy ra.
Một trong các nguyên nhân được Chính phủ thẳng thắn nêu rõ, đó là người dân gặp khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ y tế khi dịch bùng phát trên diện rộng, dẫn đến tăng nguy cơ tử vong. Mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người còn thấp, số lượng bác sĩ, nhân lực y tế tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu, phải điều động số lượng lớn từ trung ương và các địa phương khác đến khi dịch bùng phát...