Thiện nguyện là cách thể hiện tinh thần tương thân tương ái giữa người với người. Nhưng hiện nay, các hoạt động thiện nguyện đang gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là giữa thời kỳ dịch bệnh, việc tham gia các hoạt động cộng đồng khiến nhiều người e dè...
Thiện nguyện muốn hiệu quả phải an toàn, sáng tạo và linh hoạt
Để hoạt động thiện nguyện hỗ trợ bà con khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh hiệu quả và nhận được sự đồng thuận của mọi người, cần phải đảm bảo tính an toàn, sáng tạo và linh hoạt. Đó chia sẻ của Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Kinh Doanh Bếp và Gia dụng Việt Nam Vũ Văn Hải.
Theo ông Hải, làm thiện nguyện cũng phải vượt qua chính mình. Đơn cử, khi triển khai, các nhóm hoạt động thiện nguyện phải tính toán sao cho an toàn.
“Ví dụ, mua bán thì phải có khoảng cách. Chúng tôi hẹn địa điểm giao hàng. Họ chuyển hàng đến địa điểm đã hẹn, sau đó chúng tôi đến nhận. Thanh toán tiền qua tài khoản. Trong lúc chưa đủ vaccine cho mọi người tham gia hoạt động thiện nguyện, chúng tôi cố gắng khắc phục bằng khẩu trang, khử khuẩn, đồ bảo hộ, tấm chắn bọt, nước súc họng… Khi bán lại cho người dân ở Hà Nội, chúng tôi bố trí quầy riêng. Có những đợt chúng tôi không quy định người mua trả bao nhiêu tiền mà họ tuỳ tâm, thiếu bao nhiêu thì Hội bù. Chúng tôi có quỹ Hội riêng, từ tài trợ của các hãng”, ông Hải chia sẻ.
Vì thành viên của Hội Doanh nghiệp Kinh doanh Bếp và Gia dụng Việt Nam đều là doanh nhân nên có mối quan hệ rộng rãi và cũng “có nghề” hơn so với các tổ chức hoạt động thiện nguyện tự phát về cách tổ chức, phân công và tiến hành công việc.
“Đơn cử, vào thời điểm lần đầu tiên Hà Nội thực hiện giãn cách để phòng chống dịch, khẩu trang là mặt hàng thiết yếu, thị trường khan hiếm, giá tăng vọt. Công ty Đức Chính của tôi được bạn hàng hỗ trợ khá nhiều khẩu trang, nước sát khuẩn. Đây là chính sách bình thường của nhiều công ty dành cho các đối tác. Chưa kể, chúng tôi có nhiều mối quan hệ, có các bạn hàng tin cậy, rất trọng uy tín. Ngay khi thị trường khan hiếm khẩu trang, giá khẩu trang tăng phi mã, họ vẫn sẵn sàng cung cấp với giá cả bình thường, thậm chí còn ủng hộ, lấy giá thấp hơn nếu chúng tôi tổ chức các hoạt động thiện nguyện”, ông Hải chia sẻ thêm.
Ông Hải cũng cho biết, để việc phát hàng viện trợ đạt hiệu quả cao nhất, các hội viên đã sử dụng lợi thế - chính là những điểm bán hàng đẹp nhất Hà Nội để đặt điểm bán hàng giải cứu nông sản, tặng quà hỗ trợ nên mọi người đi qua đấy đều dễ lấy được. “Cách làm cũng phải rất sáng tạo. Thật hay là các thành viên trong hội, có người tổ chức phát trực tiếp, có người để tại chỗ cùng tấm biển: Ai khó khăn thì nhận 1 phần, ai không khó khăn thì nhường cho người khác… Sau đợt này, chúng tôi đã tiêu thụ một khối lượng nông sản lớn, thu về khoảng 500 triệu đồng giúp các hộ nông dân ở Hải Dương, Bắc Giang trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất tại các địa phương này”, ông Hải hồ hởi nói.
Từ thiện minh bạch thì không ngại thị phi
“Sao kê từ thiện” khiến nhiều người e ngại khi nhắc đến từ này. Nhưng Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Kinh doanh Bếp và Gia dụng Việt Nam, Vũ Văn Hải lại cho rằng “Từ thiện minh bạch thì không ngại thị phi” và dù làm kinh doanh hay làm từ thiện đều cần cái tâm.
Nói thêm về lý do vẫn tiếp tục các hoạt động thiện nguyện giữa lúc hình thức này đang gây nhiều tranh cãi, ông Hải cho rằng, để minh bạch và tạo lòng tin với các thành viên trong hội cũng như các mạnh thường quân không phải là hội viện, mọi hoạt động đều cần ghi chú lại rõ ràng.
Đơn cử, sau mỗi lần tổ chức, mọi thành viên đều phải làm tổng kết, quay video, ghi hình, ai mua cái gì, trao cho ai đều có giấy tờ cụ thể, sau đó đăng công khai trong nhóm chung để cùng kiểm soát.
Theo tôi thấy, nếu mình luôn minh bạch thì sẽ không ngại thị phi. Chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ đồng bào khó khăn, nhân rộng các hoạt động mang tính nhân văn trong Hội nhưng cũng thường “phân vai” rất rõ.
Chúng tôi có lợi thế khi có hội viên ở trên toàn quốc. Khi xảy ra thiên tai, dịch hoạ ở tỉnh nào, chúng tôi có các hội viên ở đấy khảo sát trực tiếp, đánh giá cụ thể xã nào, thôn nào đó khó khăn, cần được hỗ trợ. Nơi nào khó khăn nhưng có nhiều các tổ chức đã đến rồi thì chúng tôi sẽ đến với địa phương khác.
Ví dụ, đợt đi Quảng Bình, Quảng Trị, chúng tôi phối hợp với Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội và Cung Thiếu nhi triển khai. Hội chuẩn bị hàng nghìn con gà giống, đã tiêm vaccine đầy đủ, phân phát cho một xã ở Quảng Trị, 1 xã ở Quảng Bình. Cung Thiếu nhi vận động dụng cụ học tập cho các cháu như trống đội, sách vở, dụng cụ thể dục thể thao. Hội Nghệ sĩ trẻ vừa tham gia đóng góp, vừa tổ chức quay phim, chụp hình, tham gia biểu diễn, cung cấp tư liệu, chứng minh cho những người đóng góp tài chính một cách rõ ràng”, ông Hải nói.
Thậm chí, nhờ mạng lưới hội viên có mặt ở khắp cả nước nên khi xảy ra thiên tai, dịch hoạ ở tỉnh nào, các hội viên ở đấy có thể đi “khảo sát trực tiếp. Điều này giúp đánh giá cụ thể xã nào, thôn nào đó thực sự khó khăn, cần được hỗ trợ. Nơi nào khó khăn nhưng có nhiều các tổ chức đã đến rồi thì chúng tôi sẽ đến với địa phương khác.
Ngoài ra, hoàn toàn có thể kết hợp với chính quyền địa phương, MTTQ ở địa phương để các hoạt động ấy trở nên công khai hơn. “Có chứng từ, ghi chép, quay phim, chụp ảnh lại, không phải để quảng bá mà là để mọi người trong nhóm đều có điều kiện kiểm tra lại”, ông Hải nhấn mạnh.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Nghị định 93/2021/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Chiều 27/11, tại điểm tiêm Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) có 2 học sinh lớp 9 nhập viện do bị phản ứng sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Đến sáng 28/11, tình hình sức khỏe của 2 em học sinh này đã ổn định.
Theo MacRumor, hai công ty Apple và Google vừa bị Cơ quan Giám sát Cạnh tranh Italy (AGCM) phạt tiền 11 triệu USD. Hai công ty bị cáo buộc đã tự ý khai thác dữ liệu người dùng vào mục đích thương mại, không có sự đồng ý rõ ràng từ phía người dùng. Hành vi này vi phạm chính sách của nước Ý về bảo vệ dữ liệu người dùng.
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...