Người vận động từ thiện phải mở tài khoản riêng, tự trả chi phí hoạt động

Thứ sáu, 12/11/2021 | 10:11 Theo dõi CFĐT trên

Cá nhân đứng ra vận động cứu trợ phải tự chi trả toàn bộ các chi phí liên quan, như chi phí tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp...

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Liên quan đến vấn đề này, ông Vũ Đức Hội - Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) đã có buổi trả lời phỏng vấn một số cơ quan thông tấn, báo chí về một số nội dung của Nghị định 93/2021/NĐ-CP.

- PV: Trong thời gian qua, việc minh bạch trong huy động đóng góp từ thiện của cá nhân được dư luận đặc biệt quan tâm. Vậy, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đã quy định như thế nào để đảm bảo công khai, minh bạch?

Ông Vũ Đức Hội: Đây là điểm mới trong quy định tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP. Để đảm bảo tính công khai, minh bạch khi cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện, Nghị định đã quy định cụ thể như sau:

Khi vận động, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên phương tiện truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (với tiền), địa điểm tiếp nhận (với hiện vật), thời gian cam kết phân phối; đồng thời, người vận động gửi văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú thông báo về nội dung này. Chính quyền xã sẽ lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

Ông Vũ Đức Hội - Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính)
Ông Vũ Đức Hội - Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính)

Cá nhân tham gia vận động phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo từng cuộc vận động, để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp; bố trí địa điểm tiếp nhận, bảo quản hiện vật đóng góp; có biên nhận các khoản đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật tiếp nhận được nếu người đóng góp yêu cầu và không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết; có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

Cá nhân vận động quyên góp thông báo đến địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để phối hợp xác định phạm vi, nhóm người cần hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ. Chậm nhất 3 ngày làm việc, chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ phải hướng dẫn các nội dung trên; cử lực lượng tham gia phân phối cùng người vận động khi cần thiết hoặc theo đề nghị của người đó. Nếu số tiền đóng góp tự nguyện còn dư thì người đứng ra vận động thống nhất với những người đóng góp để có phương án sử dụng; hoặc chuyển cho Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện chính sách an sinh xã hội đảm bảo phù hợp với mục tiêu đã cam kết.

Cá nhân đứng ra vận động cứu trợ phải tự chi trả toàn bộ các chi phí liên quan, như chi phí tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp... Trường hợp tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì cá nhân vận động được trích kinh phí từ nguồn vận động được nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này.

Ca sĩ Thủy Tiên đi trao quà cứu trợ người dân bị bão lụt
Ca sĩ Thủy Tiên đi trao quà cứu trợ người dân bị bão lụt

Để đảm bảo tính công khai, minh bạch các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, phân phối để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, người vận động cần mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về quá trình này, từ khâu tiếp nhận đến khi phân phối xong; công khai trên truyền thông và gửi kết quả đến UBND cấp xã nơi cư trú để niêm yết tại trụ sở trong 30 ngày. Các nội dung công khai gồm: văn bản vận động cứu trợ; kết quả tiếp nhận (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận); kết quả phân phối... Trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu, người vận động cứu trợ có trách nhiệm cung cấp thông tin.

- Để đảm bảo nguồn đóng góp tự nguyện được sử dụng kịp thời, hiệu quả, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đã quy định như thế nào về thời gian vận động, tiếp nhận, phân phối?

Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể về thời gian vận động, tiếp nhận, phân phối như sau: 

Cuộc vận động được phát động ngay sau khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra. Thời gian tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố không quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động (trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp). 

Thời gian phân phối được thực hiện ngay trong quá trình vận động, tiếp nhận và kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian tiếp nhận (trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp).

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân khi thực hiện vận động nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hoặc phương tiện truyền thông về thời gian vận động, tiếp nhận và thời gian cam kết phân phối. Đối với các khoản đóng góp có điều kiện, địa chỉ cụ thể thì các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân thực hiện theo đúng cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp.

- Có ý kiến cho rằng việc phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện theo quy định tại Nghị định số 64/2008/NĐ-CP về nội dung chi hỗ trợ còn hạn chế, chưa bao quát hết công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ban hành có khắc phục nội dung này không?

Nhằm khắc phục hạn chế về nội dung chi hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể nội dung chi từ nguồn vận động, tiếp nhận, trừ các khoản đóng góp tự nguyện có điều kiện, địa chỉ cụ thể thì tổ chức, cá nhân vận động có trách nhiệm thực hiện theo cam kết. 

Sau khi đã ưu tiên sử dụng theo các nội dung mà kinh phí vận động đóng góp tự nguyện còn dư, UBND thống nhất với Ban Vận động cùng cấp để quyết định sử dụng thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn bị thiên tai, dịch bệnh đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và mục tiêu cuộc vận động.

Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân vận động chi theo các nội dung quy định tại Nghị định; trường hợp khoản đóng góp tự nguyện có điều kiện, địa chỉ cụ thể để sửa chữa, khôi phục, nâng cấp, xây dựng mới công trình hạ tầng thiết yếu thì tổ chức, cá nhân vận động có trách nhiệm thống nhất với chính quyền địa phương về thiết kế, quy mô, chất lượng, tiến độ sửa chữa, xây dựng và quy hoạch liên quan trước khi thực hiện.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Không đòi ‘sao kê’ như Elon Musk, Jeff Bezos bán ngay 2 tỷ USD cổ phiếu để làm từ thiện

Không đòi ‘sao kê’ như Elon Musk, Jeff Bezos bán ngay 2 tỷ USD cổ phiếu để làm từ thiện

Tỷ phú Jeff Bezos đã bán hơn 608.000 cổ phiếu công ty cũ, trị giá khoảng 2 tỷ USD để quyên góp cho công tác từ thiện trên toàn cầu.
Cá nhân phải công khai số tiền kêu gọi từ thiện trên phương tiện truyền thông

Cá nhân phải công khai số tiền kêu gọi từ thiện trên phương tiện truyền thông

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Nghị định 93/2021/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Chính thức cho phép cá nhân được kêu gọi quyên góp từ thiện

Chính thức cho phép cá nhân được kêu gọi quyên góp từ thiện

Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh…vừa được Chính phủ ban hành đã chính thức cho phép cá nhân được kêu gọi quyên góp từ thiện.
Một số giải pháp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng thị trường bất động sản

Một số giải pháp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng thị trường bất động sản

Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng thị trường bất động sản trong thời gian tới, Bộ Xây dựng đã đề nghị các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện một số giải pháp.
Phát hiện nhóm test nhanh Covid-19 trái phép cho cổ động viên vào sân Mỹ Đình

Phát hiện nhóm test nhanh Covid-19 trái phép cho cổ động viên vào sân Mỹ Đình

Nhận thấy nhu cầu của một số người không có kết quả test nhanh, nhóm đối tượng đã dựng ngay một lều test nhanh bên ngoài sân vận động bán giấy test nhanh với giá 200.000 đồng.
Bắt quả tang nhóm thanh niên tổ chức sử dụng ma túy tại phòng trọ

Bắt quả tang nhóm thanh niên tổ chức sử dụng ma túy tại phòng trọ

Cơ quan CSĐT Công an TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khỏi tố bị can đối với Ngô Thanh Tùng về hành vi “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy”, khởi tố bị can Lê Thị Ngọc Huyền, Dương Trung Hiếu về hành vi “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.
Nhận định đề thi tham khảo môn Sinh học – Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Nhận định đề thi tham khảo môn Sinh học – Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình Sinh học 12 là: Cơ chế di truyền và biến dị, Tính quy luật của hiện tượng di truyền, Sinh thái học, Tiến hóa…
Nhận định đề tham khảo bài thi khoa học tự nhiên – kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Nhận định đề tham khảo bài thi khoa học tự nhiên – kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Bài thi gồm 3 môn thi thành phần là Vật lí, Hóa học và Sinh học. Mỗi môn thi gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút, tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố; không có câu hỏi thuộc nội dung đã được tinh giản trong chương trình học của học sinh.
Bị chiếm đoạt tài sản khi cho mượn điện thoại để cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo

Bị chiếm đoạt tài sản khi cho mượn điện thoại để cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo

Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, nhiều người dân do điện thoại cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công bị các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại rồi chiếm đoạt tài sản. Trong đó có những trường hợp do cho người thân hoặc bạn bè mượn điện thoại để cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công.
Ca sĩ Đoan Trang chia sẻ bí quyết dạy con tại mini talkshow 'Làm Mẹ Thật Vi Diệu'

Ca sĩ Đoan Trang chia sẻ bí quyết dạy con tại mini talkshow "Làm Mẹ Thật Vi Diệu"

Đồng hành cùng Mẹ Siêu Nhân, mini talkshow Làm Mẹ Thật Vi Diệu ra đời với mục đích làm rõ tâm lý ở mỗ tình huống, cách hành xử của con trẻ lẫn những người mẹ nghệ sĩ trong chương trình. Ở Tập 1 Mini talkshow, ca sĩ Đoan Trang đã chia sẻ bí quyết dạy con; trong khi đó Vân Hugo đồng cảm với Phạm Quỳnh Anh và Thảo Trang...
Cafe Khởi nghiệp