Bất chấp một loạt dữ liệu kinh tế tích cực được công bố vào tuần trước, bao gồm doanh số bán lẻ và hoạt động sản xuất công nghiệp, các nhà đầu tư vẫn tỏ ra bi quan về tình hình tăng trưởng của Trung Quốc trong tương lai.
Bất chấp một loạt dữ liệu kinh tế tích cực được công bố vào tuần trước, bao gồm doanh số bán lẻ và hoạt động sản xuất công nghiệp, các nhà đầu tư vẫn tỏ ra bi quan về tình hình tăng trưởng của Trung Quốc trong tương lai.
Ngân hàng đầu tư UBS hạ dự báo tăng trưởng từ 3% xuống 2,7% cho năm 2022 và từ 5,4% xuống 4,6% cho năm 2023.
Nhà kinh tế Trung Quốc Tao Wang của UBS cho biết: “Trong khi một số gói hỗ trợ chính sách hiện tại sẽ mang lại nhiều kết quả hơn trong quý IV/2022, nhưng tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn sẽ là thách thức đối với quốc gia tỷ dân này vào mùa đông tới và đầu năm 2023. Điều này sẽ khiến tăng trưởng lĩnh vực xuất khẩu sụt giảm”.
Bà Wang cho biết thêm, báo cáo triển vọng năm 2023 đối với Trung Quốc của UBS vẫn dựa trên một kịch bản tích cực, trong đó thị trường bất động sản sớm ổn định và các hạn chế phòng dịch Covid-19 sẽ được nới lỏng vào tháng 3 năm sau.
Mattie Bekink, Giám đốc phụ trách Trung Quốc tới từ Economist Intelligence Corporate Network nói: “Thế nhưng, những hạn chế về chính sách và hoạt động kinh tế đã nhanh chóng tác động tiêu cực đến tâm lý giới đầu tư”.
Ngoài ra, theo nhận định của bà Tao Wang, chưa có bất kỳ giải pháp hỗ trợ chính sách nào của Chính phủ được triển khai đủ quyết liệt để tạo ra sự thay đổi. Về cơ bản, chính sách “zero-COVID” đã tác động xấu đến niềm tin của giới đầu tư.
Khi nói về các đợt phong tỏa lẻ tẻ ở các địa phương, bà nhận định: "Đó là vật cản đối với nền kinh tế Trung Quốc vào lúc này".
Xem thêm: Một số điểm tích cực của kinh tế Trung Quốc trong tháng 8
Bên cạnh đó, các nhà kinh tế cũng dự đoán đồng tiền Trung Quốc sẽ tiếp tục suy yếu ngay cả khi đã phá vỡ ngưỡng tâm lý quan trọng 7 CNY đổi 1 USD thời gian gần đây.
Các nhà kinh tế của Goldman Sachs cho biết trong một lưu ý: “Chúng tôi dự đoán sự suy yếu của đồng Nhân dân tệ sẽ tiếp tục tồn tại trong thời gian tới, một phần là do sức mạnh lan tỏa của đồng USD”.
Đồng thời, họ cũng cho rằng, mốc 7,2 CNY đổi 1 USD là mốc quan trọng tiếp theo cần được theo dõi chặt chẽ.
Đồng tình quan điểm với Goldman Sachs, các nhà kinh tế của UBS cũng dự đoán đồng Nhân dân tệ sẽ suy yếu hơn nữa so với đồng USD, do “quỹ đạo chính sách tiền tệ phân hóa giữa Mỹ và Trung Quốc, bên cạnh đó là hiện tượng suy giảm xuất khẩu.
Xem thêm: Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đáng báo động